Nhìn lại ĐHĐCĐ thường niên 2018 Tập đoàn Đại Dương: Điều cần nhưng lại không có
“ĐHĐCĐ thường niên 2018 của OGC có lẽ là một trong các ĐH dài nhất với tôi”, Chủ tịch HĐQT Lê Quang Thụ phải thốt lên như vậy giữa cuộc họp. Điều này được nói ra khi cuộc họp bắt đầu tiếp cổ đông vào khoảng 8h00 sáng, nhưng phải đến khoảng hơn 2h trưa mới có thể kết thúc.
Một trong những lý do khiến ĐHĐCĐ kéo dài đến từ tranh cãi việc đếm số lượng thẻ ‘vàng’ (thẻ biểu quyết khi cần cổ đông đưa ra ý kiến biểu quyết). Chủ tịch HĐQT Lê Quang Thụ đã phải tạm dừng giữa chừng ĐHĐCĐ thường niên vì một số cổ đông không giơ thẻ biểu quyết tán thành/không tán thành tại Đại hội có ý kiến về việc Đoàn Chủ tịch tính toán số lượng thẻ biểu quyết đồng ý sai.
Ông Thụ đề nghị, Ban tổ chức cần đếm chính xác đến từng số lượng cổ phiếu Tán thành/Không tán thành/Không có ý kiến biểu quyết. Vị Chủ tịch HĐQT lý giải hành động này, nhằm tránh trường hợp không giơ thẻ biểu quyết nhưng sau đó sẽ phàn nán về tính chính xác của kết quả thông qua của Đại hội (cụ thể là quy chế Đại hội) và qua đó có thể khiến Đại Hội tổ chức lại.
Các cổ đông OGC giơ lại thẻ biểu quyết
Sau khi các cổ đông giơ thẻ biểu quyết lại, đã có sự thay đổi trong kết quả khi có 6 triệu cổ phiếu không đồng ý và 6 cổ phiếu không có ý kiến. (trước đó không có ý kiến nào không đồng ý/không có ý kiến).
Chưa rõ, tại sao ông Thụ có động thái như vậy, song liệu động thái này có liên quan tới các cổ đông liên quan tới Cựu Chủ tịch HĐQT Hà Văn Thắm khi ngay từ đầu ĐH, phía OGC đã công bố 2 văn bản từ cơ quan chức năng cho biết, toàn bộ 68 triệu cổ phiếu OGC của Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo và 3,3 triệu cổ phiếu OGC của ông Hà Văn Thắm đã bị cơ quan chức năng kê biên phục vụ cho thực hiện bản án của Tòa án và vì thế, Hà Bảo và người đại diện Hà Văn Thắm không có quyền cổ đông tại ĐHvà các giao dịch có liên quan.
Đại diện Hà Bảo cũng không được phía Đoàn Chủ tịch OGC chấp thuận phát biểu.
Chi li bao nhiêu ở khâu kiểm tra lại số phiếu và tỷ lệ cổ đông chấp thuận/không chấp thuận, nhưng ở phần hỏi đáp của các cổ đông về các Khoản phải thu, phía OGC lại trả lời chung chung và mơ hồ.
BCTC 2015 đã kiểm toán OGC đưa ra khoản phải thu dài hạn liên quan đến ông Hà Trọng Nam là khoản ứng trước của Công ty CP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Công ty con của OGC) cho ông Nam và khoản lãi phát sinh đến ngày 31/12/2014. Ngày 5/6/2015, Phụ lục hợp đồng số 5 cho biết ông Nam có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ tiền gốc và lãi tối đa trong vòng 3 năm kể từ ngày ký kết Phụ lục.
Tuy vậy, tính đến ngày 30/6/2018, khoản phải thu liên quan đến ông Hà Trọng Nam – Phó Chủ tịch HĐQT OGC vẫn ở mức 626,7 tỷ đồng, tức là công tác thu hồi nợ của OGC với trường hợp ông Nam chưa có sự tiến triển nhất định.
Các cổ đông thậm chí đòi kiểm tra tính minh bạch khi tại sao ông Nam được quyền vay khoản vay lớn nhưng lại không có tài sản đảm bảo? Và liệu việc để một Phó Chủ tịch HĐQT có khoản vay lớn đến thế và sau gần 4 năm chưa thu hồi được, liệu có sự dung túng?
Đó là chưa kể đến hàng loạt các Công ty khác trong Khoản Phải thu này như Công ty CP Robot Tosy 28,3 tỷ đồng (Công ty có bà Hoàng Thị Phương Lan – Thành viên HĐQT OGC, nắm giữ chức vụ); Công ty TNHH VNT 447,7 tỷ đồng và 72 tỷ đồng cho dự án Xây dựng công viên hồ điều hóa thuộc đô thị Tây Nam Hà Nội; Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bảo Minh 28 tỷ đồng;…
Các cổ đông đã gửi văn bản gay gắt yêu cầu Chủ tịch HĐQT và Đoàn Chủ tịch giải trình về vấn đề này
Tuy nhiên, nên nhớ ý kiến này đã được các ĐHĐCĐ chất vấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 khi đã có ý kiến nghi vấn về khả năng thu hồi các khoản nợ này.
Cách trả lời của phía OGC có phần né tránh và khá ‘đuối’.
“Xét tư cách Thành viên HDQT ông Nam là khoản nợ trực tiếp của OCH và ĐHĐCĐ OCH đã đưa ra ý kiến, việc thu hồi và trách nhiệm của OCH. nhưng OGC và công ty mẹ của OCH nên BCTC OCH hợp nhất ảnh hưởng tới OGC. Căn cứ theo điều lệ công ty, ông Nam chưa vi phạm yêu cầu thành viên HĐQT.
“Đây là khoản nợ lớn, và có ảnh hưởng OGC và OCH và cổ đông có quyền bức xúc, lo ngại. Việc bãi nhiệm, miễn nhiệm của TV HĐQT là quyền cổ đông …. . Về các khoản nợ này là khoản nợ khó đòi và thiếu đảm bảo, phía OGC đã thực hiện việc thu hồi theo đúng trình tự và quy định, lập ban thu hồi, tiền tố tụng và khởi kiện các đơn vị nợ”.
Một đại diện khác của OGC bổ sung thêm việc VNT và OGC có nhiều công nợ chéo, hai bên đã có nhiều cuộc họp và VNT đã cam kết thu xếp nguồn tiền khả dụng để hoàn trả OGC.
Vị này cũng khẳng định, nếu các khoản phải thu của OGC được giải quyết hết, doanh nghiệp phải có lãi đến 372 tỷ đồng.
Vậy khi cần phải trích lập dự phòng, đâu là cơ sở cho khoản lãi 188 tỷ của OGC (trong khi năm 2017 vẫn lỗ hơn 471 tỷ đồng). Liệu bao nhiêu phần đến từ lợi nhuận kinh doanh? Bao nhiêu đến từ các khoản thoái vốn từ việc cơ cấu các khoản đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh?
Phía OGC tiếp tục im lặng và không đưa ra lý do cho kế hoạch có phần tự tin này.
Mặt khác, một trong các dự án đáng chú ý của OGC là tại 25 Trần Khánh Dư dự kiến 2018 triển khai lại, theo như ý kiến của một cổ đông, tất cả các dự án liên doanh với Bộ Quốc Phòng bị tạm dừng và xem xét thu hồi.
Phía Tập đoàn Đại Dương tiếp tục trả lời chung chung khi đánh giá, OGC có hợp tác với bộ tư lệnh biên phòng, tuy nhiên, HĐQT khẳng định cách làm việc của Bộ Tư lệnh rất chặt chẽ.
“Chúng tôi theo dự án này trong khoảng 5-6 năm mới được giao đất…Cho đến hiện tại, dự án vẫn nhận được sự ủng hộ của Bộ và đã được rà soát hai vòng”.
Khi cổ đông tiếp tục phản bác, 2018 không thể thực hiện được, 2019 càng không thể làm được, Chủ tịch HĐQT khẳng định, dự án 25 Trần khánh dư nằm trong danh sách bị dừng hoạt động, nhưng OGC đã làm theo yêu cầu bên Bộ, và tin vào lời hứa, khả năng phán đoán và thực hiện dự án trong năm 2018.
Và cũng như năm 2017, những gì trong ĐHĐCĐ thường niên 2018 của Tập đoàn Đại Dương vẫn chỉ là lời hứa.
Và dẫu có hứa hẹn nhiều về tương lai tươi sáng, song vậy giá cổ phiếu và hiện trạng của OGC trên thị trường đang trả lời cho tất cả.
Đóng cửa phiên 16/8, thị giá OGC đạt 2.110 đồng/cổ phiếu, giảm 6,22% so với mức giám tham chiếu.
Ngoài ra, OGC vẫn tiếp tục nằm trong diện kiểm soát do lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ năm 2017 là -472,51 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2017 là -2.884,12 tỷ đồng và vẫn còn vấn đề ngoại trừ và nhấn mạnh đã tồn tại trước đây.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/