|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Nhiều rủi ro trong hoạt động M&A

20:29 | 24/04/2019
Chia sẻ
Đã xuất hiện một số trường hợp người nước ngoài từng là chuyên gia kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất có hành vi đầu tư núp bóng…

Theo UBND TP Hà Nội, hiện nay xu hướng nhà đầu tư rót vốn qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần ngày một gia tăng với quy mô lớn. Nếu như năm 2016, vốn góp qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên địa bàn Thủ đô mới đạt 131 triệu USD, thì tới năm 2017 đã cao gấp 10 lần, lên tới 1,3 tỷ USD. Tính riêng trong năm 2018, tổng vốn đăng ký mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của Hà Nội là 7,5 tỷ USD, trong đó riêng vốn thu hút được qua M&A là 1,68 tỷ USD.

Nhiều rủi ro trong hoạt động M&A - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trước xu hướng M&A đang gia tăng ngày càng mạnh mẽ, có ý kiến lo ngại cho rằng, Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực bên cạnh việc tạo bước đổi mới cho giao dịch M&A như các cá nhân nước ngoài có điều kiện thuận lợi hơn khi thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế Việt Nam để kinh doanh mà không cần phải làm thủ tục đăng ký đầu tư thì Luật lại có nhiều lỗ hổng, như thủ tục hồ sơ đơn giản, nhà đầu tư không bắt buộc phải đăng ký đầu tư… khiến nhà quản lý khó khăn trong việc kiểm soát các hoạt động này.

Tại Hải Phòng đã xuất hiện một số trường hợp người nước ngoài từng là chuyên gia kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, gia công giày dép, hàng may mặc có hành vi đầu tư núp bóng. Những cá nhân này thông qua các quan hệ quen biết, người thân để thành lập doanh nghiệp do người Việt Nam đứng tên, mở cơ sở sản xuất, gia công các sản phẩm ngành giày dép, may mặc, sau đó tiến hành đăng ký mua lại cổ phần, phần vốn góp để trở thành chủ sở hữu.

Với cách làm này nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án mà không phải làm thủ tục đầu tư, không phải chứng minh năng lực tài chính và tính hợp lệ của địa điểm thực hiện dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư và doanh nghiệp không phải báo cáo hoạt động với cơ quan đăng ký đầu tư, không chịu sự quản lý nhà nước đồng bộ đối với hoạt động đầu tư, đặc biệt đối với các dự án đã được giao đất để thực hiện.

Một số vấn đề đáng lo ngại khác là các cơ sở sản xuất “núp bóng” kiểu này thường tiếp nhận công nghệ lạc hậu, thủ công nhập khẩu theo đường tiểu ngạch. Bên cạnh đó, do không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư nên tiềm ẩn nguy cơ buông lỏng quản lý bởi sản xuất khép kín, tách biệt với bên ngoài, dẫn đến ô nhiễm môi trường, cháy nổ, mất an toàn lao động, không tuân thủ các quy định trong quá trình sản xuất kinh doanh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Minh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.