|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất

21:14 | 26/04/2019
Chia sẻ
Chiều 26-4, các con đường xung quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe. Đã xảy ra cự cãi giữa hành khách và nhân viên hãng bay sau khi 'chốt sổ'.

Kẹt xe trước cửa ngõ vào sân bay - Video: C.TRUNG

Từ chiều 26-4, lượng xe máy, ôtô dồn vào các tuyến đường chính ở khu vực sân bay như Hồng Hà, Trường Sơn, Hoàng Hoa Thám… càng lúc càng đông.

Tại tuyến đường Cộng Hòa hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất từ cửa ngõ tây bắc luôn trong tình trạng tầng tầng, lớp lớp xe buýt, xe khách, xe tải, taxi, xe máy chen chúc. Nhiều người chở theo vali, hàng hóa nhích từng chút một trên đường.

Tương tự, đường Bạch Đằng bị ùn tắc kéo dài từ cổng sân bay đến điểm giao đường Hồng Hà. Các con đường bên trong sân bay cũng bị ùn tắc kéo dài khi hàng trăm phương tiện đưa đón khách ra vào xếp hàng dài ra đến trạm thu phí.

Một số người phải xuống xe kéo hành lý đi bộ vào sân bay.

Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 2.

Cửa ngõ vào sân bay đông nghẹt chiều 26-4 - Ảnh: C.TRUNG

Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 3.

Đường trong sân bay cũng ùn tắc - Ảnh: C.TRUNG

Bên trong nhà ga, hành khách làm thủ tục check-in được nhân viên các hãng bay hỗ trợ tích cực. Tuy nhiên, do kẹt xe nên nhiều hành khách đến trễ, sau giờ hãng bay "chốt sổ".

Gia đình chị Trần Kim Huệ (phường 3, quận 4) đã cự cãi với nhân viên Hãng Bamboo Airways.

Theo chị Huệ, chị đặt vé Bamboo Airways chặng bay TP.HCM - Hà Nội lúc 17h ngày 26-4 nhưng do xe ngoài cổng sân bay kẹt cứng nên khi gia đình chị đến check-in lúc 16h30, nhân viên báo không thể làm thủ tục được vì đã "chốt sổ".

Để được bay, nhân viên yêu cầu gia đình chị (gồm 4 người) phải đóng thêm 12 triệu đồng để mua vé khác.

Tương tự, tại quầy Jetstar Pacific và Vietjet cũng có nhiều hành khách xếp hàng chờ nhân viên xem vé giờ chót để mua vì đến sân bay trễ và bị khóa sổ.

Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 4.

Xe cộ dày đặc tại khu vực chân cầu vượt Trường Sơn gây ách tắc giao thông cửa ngõ sân bay - Ảnh: THU DUNG

Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 5.

Nhiều người dân mệt mỏi vì phải chôn chân trên đường - Ảnh: THU DUNG

Đại diện Cảng vụ Hàng không Miền Nam cho biết đã tăng cường lực lượng sân bay phối hợp Đồn công an Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, cảnh sát giao thông... nhanh chóng giải tỏa giao thông trong và ngoài sân bay.

Ở khu vực trước sảnh nhà ga quốc nội, dù lực lượng an ninh "toát mồ hôi" điều tiết nhưng do ôtô đón trả khách đông nên xảy ùn tắc khiến việc di chuyển khá chậm.

Các đơn vị cũng triển khai ưu tiên cho lượng xe vào sân bay Tân Sơn Nhất để kịp hành khách làm thủ tục bay.

Đồng thời, lực lượng CSGT, công an địa phương cũng tuần tra, kiểm soát liên tục trên các tuyến đường ra vào sân bay, kịp thời giải quyết các sự cố giao thông trong dịp lễ 30-4, 1-5.

Nhiều hành khách lỡ chuyến bay do kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh 6.

Do kẹt xe, gia đình chị Huệ phải tốn hơn 12 triệu đồng mua vé khác để bay. Ảnh chị Huệ viết đơn khiếu nại tại sân bay - Ảnh: C.TRUNG

Theo lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam, do tần suất bay tăng, số lượng hành khách đi máy bay trong dịp lễ 30-4 và 1-5 đông nên giao thông trên các tuyến đường vào sân bay thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm.

Do vậy, hành khách cần chủ động tính toán thời gian để đến khu vực làm thủ tục hàng không trước 120 phút giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc nội và 180 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc tế.

Quầy thủ tục sẽ đóng 40 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc nội và 50 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc tế; cửa ra tàu bay sẽ đóng 15 phút trước giờ bay.

Công Trung

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.