|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nhiều doanh nhân Việt xin quốc tịch 2: Phải làm gì?

14:27 | 05/03/2018
Chia sẻ
Những người muốn xin quốc tịch thứ hai đa số là những người có tiền hoặc có hành vi tham nhũng.

Ai là người cần làm quốc tịch thứ hai?

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) thừa nhận, xu hướng xin quốc tịch thứ hai của công dân Việt Nam đang có chiều hướng tăng.

nhieu doanh nhan viet xin quoc tich 2 phai lam gi

Người cần làm quốc tịch thứ hai đa số là những người có tiền.

Nằm trong số đó, giới doanh nhân đang chiếm phần đông. Đưa ra một số lý giải, ông Hải kết luận, những người muốn xin quốc tịch hai đa số đều là những người có tiền.

Thứ nhất, đó có thể là những doanh nhân làm ăn kinh doanh chân chính, đàng hoàng nhưng do môi trường làm kinh doanh của Việt Nam chưa lành mạnh, còn tồn tại nhiều tiêu cực, nhũng nhiễu khiến doanh nghiệp muốn tìm kiếm một môi trường khác thuận lợi hơn.

Thứ hai, cũng có những doanh nhân làm ăn không đàng hoàng, kiếm lợi từ những hoạt động phi pháp, thiếu chân chính, với những trường hợp này họ thường tìm kiếm tới quốc tịch thứ hai để tẩu tán tài sản, tránh bị dò xét, điều tra.

Thứ ba, cũng có trường hợp doanh nhân tìm kiếm quốc tịch thứ hai chỉ vì mục đích đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Nhờ vào quốc tịch thứ hai, những doanh nhân Việt có thể dễ dàng di chuyển tại các nước nằm trong cộng đồng EU.

Thứ tư, những người muốn xin quốc tịch thứ hai cũng có thể là những du học sinh muốn có được môi trường học tập và làm việc tốt hơn.

Theo ông Hải, về cách thức để xin được quốc tịch thứ hai trong những năm gần đây cũng diễn ra rất đơn giản, trong đó chủ yếu là doanh nhân bỏ tiền đầu tư vào một quốc gia nào đó, với mức tiền từ 500.000-1.000.000 USD là đã có ngay quốc tịch thứ hai theo ý muốn.

"Ở một số nước họ cho rằng thu hút đầu tư sẽ gắn với thu hút người tài, tuy nhiên, ở Việt Nam những người có tiền có thể là những người có tài nhưng cũng có thể có cả những người không có tài, đó là những người tham nhũng. Vì vậy, có không ít người đã cố gắng tìm cách tẩu tán, phân bổ, cất giấu số tiền có được tại nước ngoài, một nơi mà họ cho rằng số tiền của họ sẽ được đảm bảo an toàn nhờ vào quốc tịch thứ hai ", ông Hải nhận định.

Phải làm thế nào?

Phó chủ tịch VAFI cho biết, xu hướng xin quốc tịch thứ hai rộ lên với giới doanh nhân chỉ trong thời gian khoảng chục năm trở lại đây. Cùng thời điểm này, nhiều cơ quan nghiên cứu uy tín quốc tế cũng đưa ra những con số gây giật mình về hiện tượng chảy máu ngoại tệ đang ngày tăng tại Việt Nam.

Cụ thể, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ đã cho biết, chỉ trong một năm, Việt Nam đã bị mất 3 tỷ USD ngoại tệ chảy qua Mỹ. Đáng chú ý, con số này chỉ thống kê riêng trong lĩnh vực BĐS, số tiền dùng để mua nhà, sau đó xin được định cư.

Đáng chú ý, tại Việt Nam vấn đề thống kê, quản lý kinh tế ngầm cũng vừa được yêu cầu như một nhiệm vụ quan trọng, mang tính trọng tâm trong năm 2018.

Sở dĩ đặt vấn đề phải quản lý kinh tế ngầm bởi có nhiều lo ngại liên quan tới các hoạt động rửa tiền, tham nhũng, gây thất thoát một số nguồn lực quá lớn cho đất nước.

Trước tình thế đó, ông Hải cho rằng, về công tác quản lý nhà nước cần phải nâng cao vị thế của quốc tịch Việt Nam so với các nước trong khu vực. Khi đó, sẽ có nhiều nước quan tâm, thực hiện các hiệp ước visa với Việt Nam. Có thể hiểu đây là một cách giúp nâng cao địa vị pháp lý của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ như chính sách thị thực Khối Schengen được đặt ra bởi Liên minh Châu Âu chẳng hạn. Nếu theo Hiệp ước này, công dân Liên minh Châu Âu và Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) không những được miễn thị thực mà còn được nhập cảnh và định cư một cách hợp pháp tại các quốc gia này. Tuy nhiên luật di chuyển tự do tại từng quốc gia có thể bị giới hạn trong một số trường hợp...

Tiếp đến là vấn để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phải tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng, ngăn chặn triệt để tham nhũng, nhũng nhiễu. Muốn làm được như vậy thì phải quản lý chặt các khâu, tuyển dụng được người tài, loại bỏ các yếu tố tham nhũng, tiêu cực khỏi bộ máy quản lý nhà nước, có như vậy mới cải thiện được tình hình, nâng cao uy tín của Việt Nam với các nước.

"Giải pháp này phần nào giúp níu giữ chân những doanh nhân làm ăn chân chính", ông Hải gợi ý.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lam An