|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nhật Bản kêu gọi G7 ra quy định chung về tiền ảo

12:00 | 02/04/2022
Chia sẻ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chính thức kêu gọi các quốc gia G7 áp dụng các quy định chung về tiền ảo và cho rằng đây là điều cần thiết để quản lý hiệu quả.

Cointelegraph đưa tin, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã cảnh báo các quốc gia G7 rằng một khuôn khổ quy định chung cho tiền ảo cần phải được nhanh chóng đưa ra để thảo luận về các tài sản kỹ thuật số. Theo Nhật Bản, điều này sẽ giúp lường trước và hạn chế những loại tài sản được sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt.

Ngân hàng TW Nhật Bản muốn khối G7 kiểm soát tiền ảo bằng quy định chung

Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cảnh báo các quốc gia G7 rằng một khuôn khổ chung để điều chỉnh các loại tiền kỹ thuật số cần phải được đưa ra càng nhanh càng tốt. G7 đề cập đến nhóm 7 quốc gia, một diễn đàn chính trị liên chính phủ bao gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ.

 Nhật muốn các quốc gia G7 có quy định chung về thị trường tiền ảo. (Nguồn: CoinMod)

Tuyên bố được đưa ra nhằm vào cuộc xung đột tiếp tục giữa Nga và Ukraine, khi tiền ảo và các ứng dụng tiềm năng của chúng được sử dụng để tránh các biện pháp trừng phạt kinh tế đang bị áp đặt trên nhiều lĩnh vực.

Trưởng bộ phận hệ thống thanh toán của BOJ Kazushige Kamiyama nói với Reuters rằng việc sử dụng stablecoin giúp dễ dàng “tạo ra một hệ thống thanh toán toàn cầu riêng lẻ”, do đó, các quốc gia sẽ dễ dàng trốn tránh các hệ thống thanh toán truyền thống và hệ thống được quản lý sử dụng các đồng tiền mạnh như USD, euro hoặc đồng yên Nhật để thanh toán.

Ông Kamiyama nói thêm rằng cảm giác cấp bách là điều tối quan trọng nếu các quốc gia G7 muốn phối hợp hiệu quả việc quản lý tiền ảo và tài sản kỹ thuật số, vì các quy định hiện hành không xem xét đầy đủ việc áp dụng và phổ biến ngày càng tăng của chúng trên khắp thế giới. Khuôn khổ quy định này cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thiết kế đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (CBDC) - đồng yên kỹ thuật số, ông nói thêm.

Ngoài ra, theo ông Kamiyama thì các đồng CBDC của tất cả các quốc gia trên thế giới đều cần có sự cân bằng giữa quyền riêng tư và các hạn chế, kiểm soát để tránh tội phạm rửa tiền và các tội phạm cổ cồn trắng khác.

Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda, đã thông báo tại hội nghị thượng đỉnh FIN/SUM fintech của Nhật Bản vào đầu tuần rằng họ không có kế hoạch sớm giới thiệu CBDC. Ông Kuroda giải thích rằng BOJ có kế hoạch xem xét cẩn thận vai trò dự kiến ​​của tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương trong cuộc sống đời thường của công dân Nhật Bản.

“Chúng tôi coi điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng để ứng phó với những thay đổi của hoàn cảnh một cách thích hợp, trên quan điểm đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của hệ thống thanh toán và quyết toán tổng thể”.

Nhận xét của Thống đốc Kuroda được đưa ra chỉ 4 ngày sau khi BOJ thông báo rằng họ đang chuyển sang giai đoạn 2 của việc kiểm tra khả năng tồn tại của CBDC Nhật Bản. Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu trong tháng 4 này, vì vậy bất kỳ quy định mới nào do G7 quyết định sẽ có một số tác động đến tổng thể quá trình.

Ông Kuroda cũng nói rằng quyết định về việc có ban hành CBDC ở Nhật Bản hay không rất có thể sẽ được đưa ra vào khoảng năm 2026, tùy thuộc vào tốc độ áp dụng CBDC trên toàn thế giới. 

Thu Phương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.