Nhật Bản: G20 sẽ không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ thương mại
Ông Taro Aso, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản. (Nguồn: Reuters) |
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso phát biểu hôm thứ Sáu (21/6) rằng ông không nghĩ các cuộc thảo luận tại hội nghị thưởng đỉnh G20 sẽ ủng hộ việc theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ thay vì tự do thương mại trước thềm cuộc họp sẽ diễn ra vào tháng 7 tới, dù cho chính quyền Mỹ có đe dọa sẽ áp đặt các quy định để hạn chế nhập khẩu
Ông Aso cũng nói rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà không có Mỹ, một phần hy vọng có thể thuyết phục tổng thống Donald Trump xem xét lại quyết định rời bỏ TPP.
Thương mại là một trong những chủ đề chính được thảo luận ở cuộc họp các bộ trưởng tài chính của G20 vì nền tảng “nước Mỹ đầu tiên” của ông Trump đã đe dọa cam kết của tổ chức về chống lại mọi hình thức bảo hộ thương mại.
Thứ Năm, ông Trump đã rà soát hoạt động thương mại đối với Trung Quốc và các nước xuất khẩu thép rẻ tiền sang thị trường Mỹ, tăng khả năng áp đặt một loại thuế mới và có thể dẫn đến hành động trả đũa.
Tuy nhiên, ông Aso đã gạt bỏ ý tưởng rằng động thái về thương mại của ông Trump sẽ buộc các quốc gia G20 phải thay đổi cách tiếp cận của họ. “Tôi không nghĩ một quốc giao nào đó sẽ tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ chuyển đổi từ tự do thương mại sang bảo hộ thương mại. Ngay cả Mỹ cũng không nói bảo hộ thương mại là tốt. Điều họ muốn nói ở đây là sẽ đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu”, ông nói.
Phát biểu của ông Aso tiếp theo sau phát biểu của bộ trưởng Tài chính Đức, nói rằng ông lạc quan sẽ đạt được một giải pháp không đối đầu về thương mại với Mỹ tại cuộc họp tháng 7 tới.
TPP không có Mỹ
Trong quá trình đàm phán thương mại với Mỹ, ông Aso đề cập lại quan điểm sẽ có lợi cho cả Nhật Bản và Mỹ rằng nếu Washington tái tham gia vào đàm phám TPP thay vì theo đuổi hợp tác tự do thương mại song phương.
Trong khi Nhật Bản vẫn muốn Mỹ tham gia vào TPP, họ sẽ tiếp tục đàm phán thỏa thuận TPP với 11 quốc gia, ngoại trừ Mỹ.
Chính quyền ông Trump đã thể hiện quan điểm theo đuổi thương mại hai chiều, trong khi Nhật Bản muốn tránh thỏa thuận tự do thương mại song phương vì sợ việc đối mặt trực tiếp với áp lực từ Mỹ sẽ phải mở cửa các thị trường bảo hộ như nông nghiệp và thịt bò.