|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhập khẩu và tiêu thụ cao su thiên nhiên của Ấn Độ lên cao kỷ lục trong niên vụ 2017 - 2018

10:56 | 17/05/2018
Chia sẻ
Sản lượng cao su thiên nhiên tăng nhẹ trong khi số liệu ước tính của Hiệp hội Cao su Ấn Độ (Rubber Board) cho thấy tiêu thụ và nhập khẩu mặt hàng này lên cao kỷ lục trong niên vụ 2017 – 2018.
nhap khau va tieu thu cao su thien nhien cua an do len cao ky luc trong nien vu 2017 2018 Giá cao su thiên nhiên giảm mạnh do thừa nguồn cung
nhap khau va tieu thu cao su thien nhien cua an do len cao ky luc trong nien vu 2017 2018 Thị trường cao su thiên nhiên năm 2018: Cung dự kiến vượt cầu hơn 450 nghìn tấn

Ông M K Shanmuga Sundaram – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Cao su Ấn Độ, cho biết sản lượng cao su thiên nhiên tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước lên 694 nghìn tấn. Trong khi đó, tiêu thụ tăng vọt 6,4% lên 1.110.660 tấn.

nhap khau va tieu thu cao su thien nhien cua an do len cao ky luc trong nien vu 2017 2018
Khai thác mủ cao su tại làng Bhogobanpara, bang Tây Tripura, Ấn Độ. Nguồn: EPA.

Sản lượng cao su thiên nhiên trong niên vụ 2017 – 2018 trước đó dự kiến đạt 800 nghìn tấn. Tuy nhiên, sản lượng từ tháng 4 – 12/2017 thấp hơn dự kiến, chỉ tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong ba tháng đầu năm nay, sản lượng giảm 10% chủ yếu do mưa thất thường và giá cao su tương đối thấp, ông Sundaram cho biết.

Nhập khẩu cao su thiên nhiên chạm kỷ lục 469.433 tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 70% lượng nhập khẩu thông qua các kênh có đóng thuế. Nhập khẩu cao su thiên nhiên tăng cao bất thường do tình hình giá cả thuận lợi, tiêu thụ tăng trong khi sản lượng thấp hơn dự kiến.

Đối với niên vụ 2018 – 2019, Hiệp hội Cao su Ấn Độ ước tính sản lượng đạt 730 nghìn tấn, trong khi tiêu thụ đạt 1,2 triệu tấn. Ông Sundaram cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên ước tính trong niên vụ sau thấp hơn đáng kể so với tiềm năng sản xuất trong bối cảnh giá cao su tiếp tục thấp và sự mở rộng của diện tích chưa khai thác.

Trường Giang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.