|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 28 - 31/8: Xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo

15:01 | 27/08/2023
Chia sẻ
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/8: Theo dự báo của công ty chứng khoán, với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong các phiên tiếp theo vẫn đang có phần lấn át với ngưỡng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là 1.180 và sâu hơn là 1.16x.

Tổng hợp thị trường chứng khoán phiên (25/8) 

VN-Index tiếp tục đi ngang trong ngày hôm nay, kết phiên tại mốc 1.183,37 điểm, giảm nhẹ 6 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 8/18 ngành tăng nhẹ. Ở chiều ngược lại, ngành tài nguyên cơ bản giảm mạnh nhất. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX.

Thống kê giá trị giao dịch trên HOSE. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 28 - 31/8

Nhận định chứng khoán cơ sở

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Sau khi rơi mạnh tuần trước thì VN-Index kết thúc tuần này tạo một nến spinning top xung quanh đường MA10 (1.177 điểm) và bật lên nhẹ, cho thấy đây là ngưỡng hỗ trợ trong ngắn hạn.

Khối lượng cũng sụt giảm nhẹ và chỉ báo RSI cũng đã rơi xuống dưới 70 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã bình tĩnh trở lại, đồng thời dòng tiền bắt đáy cũng đã được kích hoạt quanh vùng 1.180 điểm dù mức độ vẫn là khá hạn chế và phần nhiều mang tính chất thăm dò.

Nhìn chung, chỉ số đang dần ổn định trở lại quanh vùng 1.180 – 1.200 điểm và diễn biến này có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong một vài tuần tới trước khi xuất hiện xu hướng mới.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

Sau những nỗ lực tăng điểm bất thành đầu phiên, VN-Index dần suy yếu và đảo chiều giảm điểm với biên độ mở rộng về cuối phiên. Việc xuất hiện một phiên điều chỉnh giằng co cùng thanh khoản sụt giảm dưới mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước thềm Hội nghị Jackson Hole.

Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong các phiên tiếp theo vẫn đang có phần lấn át với ngưỡng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là 1.180 và sâu hơn là 1.16x. Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng trong các nhịp hồi sớm và chỉ mua trở lại trong các nhịp điều chỉnh về quanh các vùng hỗ trợ.

Chứng khoán BIDV (BSC)

Tâm lý nhà đầu tư vẫn đang khá thận trọng sau đợt giảm trước đó khiến cho thanh khoản thấp trong những phiên gần đây. Nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong những phiên tới.

Nhận định chứng khoán phái sinh

Thống kê giao dịch phái sinh phiên 25/8. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

VN30F2309 đang dao động theo mẫu hình Rising Wedgecũngnhư sóng C của mẫu hình sóng Expanded Flat (A-B-C) vẫnchưakết thúc. Như vậy, giá có thể tịnh tiến dần lên vùng 1.205 - 1.208 điểm với nhịp tăng giảm đang xem. Phản ứng giá tại vùng cản trên sẽ quyết định xu hướng ngắn hạn của VN30F2309 trong thời gian tới.

Đồng thời, xu hướng ngắn hạn duy trì ở mức giảm với trailing stoploss tại 1.222 điểm. Nhà đầu tư xem xét chiến lược Mua (Long) tại vùng 1.192 điểm, dừng lỗ 1.188 điểm, và mục tiêu 1.199 - 1.203 điểm.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

F1 trải qua một nhịp rung lắc giằng co trong biên độ hẹp và hình thành mẫu nến doji về cuối phiên. Việc hình thành mẫu nến doji cùng thanh khoản sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước thềm Hội nghị Jackson Hole.

Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong các phiên tiếp theo vẫn đang có phần lấn át với ngưỡng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là 1.180 và sâu hơn là 1.16x. Chiến lược giao dịch trong phiên là ưu tiên mở Bán (Short) quanh các ngưỡng kháng cự. 

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.