|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán tuần 12 - 15/4: Nhóm vốn hóa lớn bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn

17:59 | 11/04/2022
Chia sẻ
Theo nhận định của công ty chứng khoán, nhóm vốn hóa lớn có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên VN-Index và VN30-Index có thể sẽ biến động hẹp ở những phiên giao dịch tới, trong khi đó rủi ro ngắn hạn của nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tăng mạnh.

Thị trường trong nước giảm điểm trên diện rộng khi không có nhóm cổ phiếu dẫn dắt, trong khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp và có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn thì nhóm cổ phiếu VN30 cũng chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, bán lẻ, thực phẩm.

Bên cạnh đó, sức ép từ hoạt động bán ròng mạnh trong phiên hôm nay từ khối ngoại cũng là nhân tố khiến thị trường trượt dốc trong những phút cuối phiên. Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE còn 22.477 tỷ đồng so với mức 25.314 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 24.917 tỷ đồng ở tuần trước.  

 

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. (Nguồn: KBSV).

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán tuần 12 - 15/4:

Chứng khoán MB (MBS)

Áp lực giảm của thị trường đã lan rộng và ảnh hưởng đến nhiều nhóm cổ phiếu thậm chưa tăng trong thời gian vừa qua. Thị trường giảm không xuất phát từ tác động bởi thị trường quốc tế, áp lực bán ở một số cổ phiếu mang tính đầu cơ vẫn là nguyên nhân chi phối chính. Nhà đầu tư không nên bắt đáy đối với nhóm cổ phiếu này, ưu tiên quản trị danh mục.

Thông thường, sau các phiên giảm sâu như phiên thứ Sáu tuần trước, thị trường sẽ có các phiên hồi kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục khi dòng tiền đang có sự chuyển hướng sang nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 cũng như nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản đã có sự tích lũy trong thời gian vừa qua.  

Chứng khoán BIDV (BSC)

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với duy nhất ngành viễn thông tăng điểm. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. Trong những phiên tới, thị trường có thể sẽ tiếp tục loanh quanh tại vùng 1.480.

Chứng khoán KB (KBSV)

Sau những nỗ lực hồi phục bất thành đầu phiên, VN-Index dần suy yếu và lao dốc về cuối phiên. Áp lực bán mạnh về cuối phiên cùng với lực cầu suy yếu khiến cho chỉ số xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ gần quanh 1.490, tương ứng với MA50. Mặc dù vậy về tổng thể, chỉ số vẫn duy trì kênh tăng điểm từ đáy tháng 1 và dần lùi về điểm đỡ quan trọng tại quanh 1.460.

Chừng nào mốc này chưa bị phá vỡ, vẫn có thể kỳ vọng vào kịch bản xuất hiện nhịp hồi phục tại đây. Nhà đầu tư có thể trải mua trở lại một phần khi chỉ số về vùng hỗ trợ của các cổ phần mục tiêu, nhưng lần tuân thủ nguyên tắc dừng lỗ nếu VN-Index phá vỡ điểm đỡ này.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi trong phiên giao dịch đầu tuần và VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.490 điểm.

Đồng thời, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên VN-Index và VN30-Index có thể sẽ biến động hẹp ở những phiên giao dịch tới, trong khi đó rủi ro ngắn hạn của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng mạnh cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm dần tỷ trọng cổ phiếu ở hai nhóm cổ phiếu này.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét giảm dần tỷ trọng cổ phiếu về mức 35 - 40% danh mục. Theo đồ thị tuần, các chỉ số có dấu hiệu quay trở lại trạnh thái tích lũy trung hạn cho nên các chỉ số có thể sẽ ít biến động với khối lượng giao dịch giảm dần và dòng tiền trung hạn có thể sẽ phân hóa.

Đồng thời, xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư trung hạn có thể xem xét nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng 50 - 55% danh mục.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

 

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.