|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 23/11: Tiếp tục giằng co trong vùng 950 - 970

19:00 | 22/11/2022
Chia sẻ
Theo dự báo của công ty chứng khoán, trong ngắn hạn có lẽ thị trường vẫn sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 950 - 970. Hiện tượng này hợp lý khi nhiều nhà đầu tư chốt lời sau hai phiên hồi phục mạnh mẽ tuần trước, đối đầu với lực cầu bắt đáy tại ngưỡng 950.

Thị trường trong nước điều chỉnh giảm sang phiên thứ hai liên tiếp sau chuỗi tăng 3 phiên cuối tuần trước kể từ mức đáy. Áp lực giảm đến từ nhóm cổ phiếu bluechips, trong khi nhóm midcap và smallcap vẫn duy trì đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp.

Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE hôm nay tăng đột biến, lên mức cao nhất 2 tháng qua nhờ giao dịch ở cổ phiếu NVL. Cổ phiếu này cũng chính là tiêu điểm trong phiên.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng lên mức 15.297 tỷ đồng so với mức 7.400 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 9.770 tỷ đồng của tuần trước. Tổng cộng có 979 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 603 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. Nguồn: KBSV

Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 23/11:

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ còn biến động quanh vùng giá hiện tại, hay nói cách khác là thị trường có thể tiếp tục đi ngang và hồi phục nhẹ trong phiên kế tiếp. Khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên, chủ yếu là nhờ vào lượng giao dịch đột biến từ cổ phiếu NVL và PDR, nhưng điểm sáng là cầu giá thấp đang gia tăng mạnh.

Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, nhóm phân tích nhận thấy dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng mạnh cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang dần bớt bi quan hơn và cơ hội giải ngân mới tiếp tục gia tăng.

Chứng khoán MB (MBS)

Thị trường điều chỉnh sang phiên thứ hai liên tiếp dưới áp lực từ nhóm cổ phiếu bluechips, diễn biến 2 phiên vừa qua không phản ánh đúng bức tranh tích cực từ nhóm cổ phiếu midcap và smallcap lúc này, thậm chí dòng tiền vẫn hoạt động mạnh mẽ ở nhóm cổ phiếu mang tính đầu cơ.

Nhìn tổng thể thì phiên hôm nay vẫn còn nhiều yếu tố tích cực, từ động rộng thị trường đến thanh khoản thị trường và giao dịch mua ròng sang tuần thứ 3 liên tiếp từ khối ngoại. Tuy vậy, cần lưu ý lúc này là tín hiệu từ thị trường phái sinh đang có mức chiết khấu gần 20 điểm so với thị trường cơ sở.

Nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc và điều chỉnh của thị trường khi chỉ số đang test lại các ngưỡng trung bình ngắn hạn như MA5 và MA10 để cơ cấu danh mục. Các nhóm cổ phiếu mang tính dẫn dắt như: ngân hàng, chứng khoán, thép, dầu khí, …. hứa hẹn sẽ tiếp tục là địa chỉ của dòng tiền.

Chứng khoán BIDV (BSC)

Mặc dù hôm nay thị trường giảm điểm với thanh khoản lớn nhưng vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ 950 và nằm trên đường MA10. Trong ngắn hạn có lẽ thị trường vẫn sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 950 - 970. Hiện tượng này hợp lý khi nhiều nhà đầu tư chốt lời sau hai phiên hồi phục mạnh mẽ tuần trước, đối đầu với lực cầu bắt đáy tại ngưỡng 950.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index tăng điểm với biên độ mở rộng trong phiên trước khi dần suy yếu và đảo chiều giảm điểm giằng co về cuối phiên. Việc hình thành mẫu nến Gravestone Doji tiêu cực trong phiên hôm nay khiến cho trạng thái của thị trường trở nên tiêu cực hơn. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tiếp theo vs vùng hỗ trợ sâu được đặt quanh 92x.

Trong kịch bản vùng hỗ trợ này bị phá vỡ, rủi ro phá đáy ngắn hạn cần được tính đến. Nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế mở mua mới và cần bán hạ tỷ trọng về mức an toàn nếu chỉ số đánh mất vùng hỗ trợ đã đề cập.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.