|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/2: Hướng về mức kháng cự 1.245 điểm

19:39 | 20/02/2024
Chia sẻ
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ hướng về mức kháng cự 1.245 điểm.

Tổng hợp thị trường chứng khoán phiên 20/2

Sau một ngày giằng co, VN-Index kết phiên tại mốc 1.230,06 điểm, tăng hơn 5 điểm so với hôm qua. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 9/18 ngành tăng điểm, trong đó ngành hóa chất dẫn đầu đà tăng hôm nay, theo sau là ngành bất động sản. Về giao dịch của khối ngoại, họ mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX.

(Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 21/2

Nhận định chứng khoán cơ sở

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sẽ hướng về mức kháng cự 1.245 điểm. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và dòng tiền tiếp tục gia tăng, đặc biệt thị trường không xảy ra tình trạng phân hóa quá rõ nét và dòng tiền phân bổ đều giữa các nhóm cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu Vingroup có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp, nhưng nhịp điều chỉnh này có thể nhanh chóng kết thúc. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục tăng cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang lạc quan với diễn biến thị trường hiện tại và cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng. 

Chứng khoán BIDV (BSC)  

Hiện tại, thanh khoản vẫn đang ủng hộ VN-Index tiến về ngưỡng kháng cự 1.250. Tuy nhiên, đà tăng của chỉ số đang khá dốc và có thể chững lại trong vài phiên tiếp theo để tích lũy thêm.

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index diễn biến rung lắc giằng co trong hầu hết phiên giao dịch, trước khi đột ngột mở rộng biên độ tăng điểm về cuối phiên. Dòng tiền cho thấy sự luân chuyển giữa các nhóm ngành đi kèm trạng thái giao dịch tích cực, cùng với lực đỡ đến từ các cổ phiếu trụ giúp giữ nhịp chính cho chỉ số, đồng thời lực cầu vẫn thể hiện sự lấn át hơn so với phe bán.

Mặc dù tín hiệu kỹ thuật cho thấy thị trường có phần quá mua và rủi ro xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn vẫn hiện hữu, quán tính tăng điểm được kỳ vọng vẫn chiếm ưu thế trong những nhịp tới nhờ sự quyết liệt của phe mua. Nhầ đầu tư được khuyến nghị kê mua trở lại từng phần khi các mã mục tiêu riêng lẻ quay lại các vùng hỗ trợ đáng lưu ý hoặc chỉ số quay xuống điểm đỡ quanh 1.170 (+-10). 

Nhận định chứng khoán phái sinh 

Thống kê giao dịch phái sinh phiên 20/2. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

VN30F2403 phản ứng thận trọng trong phiên hôm nay khi đồ thị giá đang tiệm cận vùng đỉnh trung hạn 1.245 - 1.250 điểm. Ở khung nhỏ hơn, HĐ tháng 3 vẫn còn khả năng hướng lên khu vực 1.250 điểm nếu ngưỡng 1.238 điểm không bị vi phạm. Chỉ báo RSI đang hình thành phân kỳ giảm giá cho thây quán tính tăng đang dần suy yếu.

Xu hướng ngắn hạn khung daily của HĐ VN30F2403 duy trì mức tăng với kháng cự kế tiếp quanh 1.244 - 1.250 điểm trong khi 1.217 điểm trailing stoploss cho xu hướng ở khung daily. Nhà đầu tư xem xét chiến lược bán (short) tại 1.246 - 1.247 điểm, dừng lỗ 1.252 điểm hoặc khi giá xuyên qua 1.238 điểm với mục tiêu kỳ vọng 1.230 - 1.232 điểm.  

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) 

F1 trải qua một phiên giảm điểm nhẹ với diễn biến rung lắc giằng co là chủ đạo. Việc F1 hình thành mẫu nến spinning biên độ hẹp cho thấy sự giằng co trong phiên giao dịch giữa 2 phe. Ngoài ra, quán tính tăng điểm có phần suy yếu với đà tăng đã chững lại, áp lực bán liên tục gia tăng tại quanh ngưỡng kháng cự gần.

Mặc dù rủi ro xuất hiện những nhịp điều chỉnh ngắn hạn vẫn đang hiện hữu, F1 được kỳ vọng có thể sớm lấy lại xu hướng tăng điểm khi chỉ số vẫn cho thấy sự chủ động của phe mua khi điều chỉnh về các ngưỡng hỗ trợ. Chiến lược giao dịch trong phiên là linh hoạt trading 2 chiều, mua (long) tại hỗ trợ, bán (short) tại kháng cự.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. 

Thu Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).