|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ASEAN mở cửa cho nhân dân tệ và yen Nhật nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD

10:44 | 04/05/2019
Chia sẻ
Đồng USD nhiều khả năng không còn nắm vị thế quan trọng trong khung hoán đổi tiền tệ của khu vực Đông Nam Á sau khi các nước thành viên ASEAN cân nhắc bổ sung đồng nhân dân tệ và đồng yen Nhật vào khung này.
ASEAN mở cửa cho nhân dân tệ và yen Nhật nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD - Ảnh 1.

Đồng USD liệu có mất đi sức hút và vị thế vốn có nếu đồng nhân dân tệ và đồng yen được bổ sung vào khung hoán đổi tiền tệ của khu vực Đông Nam Á?

Các nước thành viên thuộc ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang cân nhắc bổ sung thêm đồng nhân dân tệ (CNY) và đồng yen Nhật (JPY) vào hợp đồng hoán đổi tiền tệ để cố gắng làm giảm sự thống trị của đồng USD hiện nay.

Nikkei Asian Review đưa tin, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước kể trên đã đồng ý củng cố thêm khung hoán đổi do lo ngại ngày càng tăng về việc các nền kinh tế mới nổi đang chìm trong tiền đầu cơ khi chính sách tiền tệ được điều chỉnh trên khắp thế giới.

ASEAN và bộ ba nước trên được biết đến với tên ASEAN +3.

Trong một tuyên bố chung, hoạt động đóng góp đồng tiền nội địa của các nước này có thể được xem như một sự lựa chọn tốt. Điều này sẽ dọn đường cho việc bổ sung đồng nhân dân tệ và đồng yen vào hợp đồng hoán đổi tiền tệ.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết trong cuộc họp báo rằng các nước cần phải nhận được sự hỗ trợ đủ để chọn được đồng tiền mà họ muốn.

Trung Quốc đã rất tích cực trong hoạt động vận động sử dụng đồng nhân dân tệ. Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chen Yulu nhấn mạnh "việc bổ sung thêm đồng tiền của các nước trong khu vực vào hợp đồng hoán đổi tiền tệ sẽ giảm thiếu rủi ro của việc phụ thuộc vào một đồng tiền duy nhất".

Các nước Đông Nam Á cũng chia sẻ nguyện vọng muốn giảm rủi ro ngoại hối đối với đồng USD và thúc đẩy sử dụng đồng tiền nội địa. Hai nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, gồm Thái Lan và Indonesia, đồng thời cũng là hai nền kinh tế chủ chốt trong khu vực, đã vận động tăng cường sử dụng cácđồng tiền châu Á khác cùng với Trung Quốc.

Sáng kiến Chiang Mai được thành lập năm 2000 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhằm vực dậy một số đồng tiền đang suy yếu bằng cách cho phép các quốc gia hoán đổi đồng tiền nội địa lấy đồng USD để ngăn tình trạng vốn tháo chạy.

Qui mô của khung hoán đổi này đã tăng gấp đôi lên mức 240 tỉ USD năm 2014.

Theo nguồn tin của chính phủ Nhật Bản, mặc dù hợp đồng hoán đổi chưa bao giờ được sử dụng, nó vẫn đóng vai trò quan trọng bởi nó giữ chức năng như một bảo hiểm.

Khi đồng tiền của Thái Lan sụp đổ vào năm 1997, Singapore và Malaysia cũng đã can thiệp, tuy nhiên chính phủ Thái Lan không thể bảo vệ đồng baht sau khi cạn kiệt dự trữ ngoại hối.

"Đồng yen chắc chắn sẽ được chấp thuận trước đồng nhân dân tệ nếu các đồng tiền châu Á được bổ sung vào Sáng kiến Chiang Mai", nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho hay, bởi đồng yen dễ dàng hoán đổi hơn đồng nhân dân tệ. Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan của việc tự do hóa thị trường ngoại hối nếu muốn đồng nhân tệ được chấp thuận trong hoạt động hoán đổi tiền tệ.

 Các nước thành viên ASEAN cũng sẽ sửa đổi hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hiện chỉ giới hạn ở hai lần gia hạn mới trong một năm.

"Chúng tôi tái khẳng định cam kết duy trì hệ thống thương mại đa phương dựa trên các qui tắc và chủ nghĩa khu vực mở rộng. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ", theo tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp báo vào hôm 2/5.

Trần Nam Thi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.