|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Nhà máy dời đi, đất vàng xây cao ốc: Lộ sai sót gần 4.000 tỷ

06:46 | 03/10/2018
Chia sẻ
Các nhà máy, xí nghiệp của doanh nghiệp nhà nước sau khi di dời khỏi nội đô hầu hết đã được Hà Nội cấp phép làm nhà ở, trung tâm thương mại. Điều đáng nói, nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có đất vàng khi hợp tác liên doanh với tư nhân đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, để chủ đầu tư hưởng lợi khủng trong khi ngân sách thất thu vài ngàn tỷ.
nha may doi di dat vang xay cao oc lo sai sot gan 4000 ty Những trụ sở nằm trên đất vàng Hà Nội sắp phải di dời
nha may doi di dat vang xay cao oc lo sai sot gan 4000 ty ‘Đất vàng’ tại 8 trụ sở sở ngành cũ của Hà Nội giá thực tế bao nhiêu?

Thanh tra Chính phủ mới đây đã ra kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tại Hà Nội giai đoạn 2003-2016.

Nhà máy dời đi, khu đô thị “mọc lên”

Theo Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2003-2016, UBND TP. Hà Nội và các sở ngành đã tích cực đưa các cơ sở sản xuất trong khu vực nội thành không còn phù hợp hoặc gây ô nhiễm ra ngoại thành. Các khu đất sau đó đều được chuyển mục đích sử dụng đất làm chung cư, khách sạn, trung tâm thương mại...

nha may doi di dat vang xay cao oc lo sai sot gan 4000 ty
Phối cảnh dự án Star Tower.

Dự án tòa nhà chung cư và dịch vụ Star Tower (283 Khương Trung, Thanh Xuân) trước đó cũng là khu đất được Công ty CP Thăng Long Talimex thuê làm nhà xưởng. Năm 2015, UBND TP. Hà Nội cho phép công ty này chuyển mục đích sử dụng đất để liên danh với Công ty CP Đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam thực hiện dự án. Tại thời điểm thanh tra, dự án đã xây dựng xong phần thô, đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện.

Tiền sử dụng đất phải nộp cho diện tích hơn 4.000m2 là trên 22 tỷ đồng.

Dự án Khu nhà ở và công trình công cộng tại 409 đường Nguyễn Tam Trinh (Hoàng Mai) trước khi thành dự án nhà ở, khu đất 13,1 nghìn m2 này là cơ sở sản xuất của Công ty Da giầy Hà Nội thuê. Năm 2004, Công ty Đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam và Công ty Da giầy Hà Nội đã ký hợp tác đầu tư; công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam được ủy quyền làm chủ đầu tư dự án. Năm 2006, UBND TP. Hà Nội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án. Đến nay dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Số tiền sử dụng đất phải nộp là hơn 53,7 tỷ đồng.

Dự án chung cư cao tầng và trung tâm thương mại - văn phòng tại 250 Minh Khai do Công ty CP May Thăng Long làm chủ đầu tư. Trước khi làm nhà ở, khu đất có diện tích 13,2 nghìn m2 này được công ty thuê làm nhà xưởng sản xuất, kho và văn phòng làm việc. Năm 2009, Công ty may Thăng Long hợp tác với Công ty CP Đầu tư xây dựng Econ để thực hiện dự án. Dự án đã hoàn thành 2 khối chung cư cao 19 tầng và 25 tầng; tòa trung tâm thương mại và văn phòng cao 25 tầng.

Số tiền sử dụng đất dự án này phải nộp là 132 tỷ đồng.

Dự án khu nhà ở, văn phòng, nhà trẻ và trường tiểu học tại ngõ 622, phố Minh Khai. Khu đất 22,6 nghìn m2 này ban đầu do Công ty CP bánh kẹo Hải Châu thuê làm cơ sở sản xuất kinh doanh, năm 2011 được UBND TP. Hà Nội chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở.

Tiền sử dụng đất phải nộp là 205 tỷ đồng.

nha may doi di dat vang xay cao oc lo sai sot gan 4000 ty
Dự án Tràng An Complex.

Trong số các dự án phải nộp thêm tiền sử dụng đất, dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê tại 302 phố Cầu Giấy do Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy làm chủ đầu tư là “khá đặc biệt” khi bị buộc nộp thêm 362 tỷ đồng vào ngân sách.

Dự án có diện tích sử dụng đất hơn 10,1 nghìn m2. Thời gian thực hiện dự án từ 2006-2012. Tại thời điểm thanh tra, dự án đã xây dựng xong phần thô, đang trong giai đoạn thi công hoàn thiện công trình, chậm 4 năm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.

Khu đất này do Công ty CP Đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy thuê để xây dựng Trung tâm thương mại Cầu Giấy. Sau đó vào năm 2008, UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển mục đích để xây Trung tâm thương mại và căn hộ cao tầng để bán, cho thuê.

Chủ đầu tư đã thay đổi mục đích và công năng sử dụng từ thuê đất xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng với diện tích hơn 1.400 m2 đã được phê duyệt sang giao đất có thu tiền sử dụng đất xây dựng căn hộ chung cư để bán. Mặc dù đã được Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận điều chỉnh Quy hoạch tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc, nhưng chưa được UBND thành phố Hà Nội cho phép điều chỉnh dự án đầu tư và chuyển mục đích sử dụng đất, chưa xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất bổ sung. Điều này, theo Thanh tra Chính phủ, đã vi phạm Luật Đất đai 2013.

Thất thoát ngân sách, sai sót gần 4.000 tỷ

Quá trình thực hiện, Thanh tra Chính phủ kết luận “còn một số tồn tại, thiếu sót, vi phạm” trong chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngoài một số dự án, khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá, thu về cho nhà nước số tiền lớn như 378 Minh Khai... vẫn còn doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư mà tự thỏa thuận, nên thu được thấp.

Điển hình như dự án GP Complex (số 1 Phùng Chí Kiên), dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, văn phòng, căn hộ cao cấp và khách sạn căn hộ (47 Nguyễn Tuân), dự án Khu hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở để bán (108 Nguyễn Trãi), dự án Tòa nhà hỗ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại, khách sạn và căn hộ thương mại (44 Yên Phụ), dự án trung tâm thương mại nhà ở cao tầng và thấp tầng Hano - Vid (430 cầu Am)...

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc pháp luật không quy định lợi thế thương mại gắn với giá trị quyền sử dụng đất trong lựa chọn nhà đầu tư liên doanh, liên kết là kẽ hở chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án ở những vị trí đắc địa.

Theo kết luận thanh tra, việc tính toán và phê duyệt giá thu tiền sử dụng đất đối với các dự án đã không căn cứ vào Thông tư 145 năm 2007 của Bộ Tài chính và thông tư 36 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phương pháp xác định giá đất. Điều này dẫn tới chủ đầu tư được hưởng lợi kinh tế, ngân sách thất thu số tiền lớn.

Đoàn thanh tra tạm tính số tiền sử dụng đất phải thu thêm tại 30/38 dự án lên tới 1.480 tỷ đồng. Đặc biệt, riêng dự án trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ tại 302 Cầu Giấy, số tiền sử dụng đất phải thu thêm lên tới 403,3 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ kết luận: Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra 38 dự án chuyển mục đích sử dụng đất là gần 4.000 tỷ đồng.

Do vậy, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND TP Hà Nội xử lý nghiêm những tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, và quản lý sử dụng đất trên địa bàn, và sớm có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lương Bằng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.