|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhà đầu tư trẻ cần lưu ý điều gì khi bắt đầu tham gia vào TTCK?

09:47 | 09/09/2022
Chia sẻ
Chia sẻ trong chường trình "Bí mật đồng tiền", ông Trần Trung Liệt, Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh CTCP Chứng khoán SSI cho rằng thời điểm tốt nhất để đầu tư chứng khoán là 22 năm về trước, khi thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ra đời và thời điểm tốt thứ hai đó là ngay bây giờ.

Trong vòng 2 năm trở lại đây, chứng khoán Việt Nam tăng trưởng vượt bậc cùng làn sóng nhà đầu tư mới đầy sôi nổi. Người trẻ ý thức được những lợi thế của mình trong lĩnh vực đầu tư: họ còn trẻ, có nhiều thời gian để học hỏi, trau dồi tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra, lợi thế về công nghệ cũng giúp các nhà đầu tư có nhiều kênh thông tin để tiếp cận và tìm hiểu về thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, nhà đầu tư trẻ cũng chưa có quá nhiều kiến thức, vốn hay kinh nghiệm đầu tư, va vấp trên thị trường. Khi thị trường biến động mạnh, các nhà đầu tư trẻ dễ trải qua cảm giác thất bại, chán nản khi đầu tư thua lỗ dù có một số kinh nghiệm nhất định. Làm sao để trưởng thành và vững tâm lý hơn khi đứng giữa thị trường chứng khoán luôn là nỗi băn khoăn của các nhà đầu tư F0.

Ông Trần Trung Liệt, Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh CTCP Chứng khoán SSI. (Ảnh chụp màn hình).

Chia sẻ trong chường trình "Bí mật đồng tiền", ông Trần Trung Liệt, Giám đốc Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh CTCP Chứng khoán SSI cho rằng thời điểm tốt nhất để đầu tư chứng khoán là 22 năm về trước, khi thị trường chứng khoán Việt Nam vừa ra đời và thời điểm tốt thứ hai đó là ngay bây giờ.

Việc đầu tư của chúng ta bắt đầu càng sớm thì chúng ta sẽ càng đúc kết được kinh nghiệm cũng như tích lũy về thời gian và tiền bạc để phần lãi kép sau này sẽ càng lớn. Khi có điều kiện chúng ta phải bắt đầu ngay chứ không phải tìm hiểu, đợi kiến thức của mình đầy đủ vì bài học trong chứng khoán rất rộng lớn mà không ai học có thể tự tin là đủ cả.

Với câu hỏi đầu tư chứng khoán nên bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào, ông Liệt cho biết có rất nhiều kiến thức phải học từ phương thức cơ bản, phương thức kỹ thuật và nhiều thứ khác mà ông hay bất kỳ nhà đầu tư kinh nghiệm nào vẫn phải học hỏi mỗi ngày, thậm chí huyền thoại Warren Buffet cũng không ngừng học.

 

"Ngay cả huyền thoại Warren Buffet, khi bắt đầu đầu tư ông cũng phải tìm đến một người thầy của mình là Benjamin Graham. Rõ ràng ở đây không có mấy ai dù có kinh nghiệm nhất cũng có thể tự tin nói rằng mình giỏi bằng huyền thoại Warren Buffet được, nên chúng ta cũng phải tìm một người thầy.

Ở trong thị trường Việt Nam, những người đi trước, những người làm trong nghề là những người có nhiều thông tin nhất vì họ dành cả ngày trên thị trường và có thể tổng hợp thông tin đó cho mình. Cho nên với một nhà đầu tư mới bắt đầu có thể mở một tài khoản ở những công ty chứng khoán uy tín, tìm kiếm cho mình một broker có thể gửi thông tin, gửi khuyến nghị, hướng dẫn những phương pháp đầu tư phù hợp cho từng nhà đầu tư. Theo tôi đó là bước chân đầu tiên phù hợp nhất", ông Liệt chia sẻ.

Câu hỏi đặt ra là những rào cản nào khiến những nhà đầu tư trẻ không tìm đến các broker?

Chuyên gia SSI chia sẻ điều đầu tiên xuất phát từ tư duy của các bạn gen Z thường có xu hướng thích tự làm mọi thứ để trải nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức bằng chính sức mình.

"Thế nhưng chúng ta thường hay quên rằng nếu đứng trên vai của một người khổng lồ, chúng ta sẽ có một góc nhìn rộng hơn rất nhiều và có thể rút ngắn rất nhiều thời gian, công sức để đạt được một mục tiêu nào đó.

Nếu chúng ta tự mày mò, mắc sai lầm, làm lại và cứ lặp đi lặp lại như thế có thể mất đến 5 – 7 năm so với đứng trên vai người khổng lồ kia và đạt được mục tiêu trong 1 năm hay thậm chí là chỉ 6 tháng".

Thực tế hiện nay để có một broker tư vấn, ở nhiều tổ chức lớn chúng ta không phải bỏ thêm một đồng chi phí nào. Cho nên các bạn gen Z không phải lo vấn đề ít tiền sẽ không có được broker mà chỉ cần xem xét bản thân có muốn đăng ký có một người hướng dẫn, tư vấn giao dịch hay không.

Ông Liệt lưu ý, để bắt đầu đầu tư với các bạn sinh viên hay các anh chị đã đi làm có thu nhập, số vốn ban đầu của mình có thể coi như một khoản học phí mà cả khi cháy tài khoản cũng không ảnh hưởng nhiều tới đời sống và sinh hoạt. Khi chúng ta đã tích lũy đủ kinh nghiệm có thể cân nhắc tăng dần số vốn của mình lên.

 

 

Thu Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).