|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nguy cơ Trung Quốc xảy ra khủng hoảng tài chính tăng cao

11:20 | 20/09/2016
Chia sẻ
Nợ của Trung Quốc hiện đang ở mức báo động với chỉ số căng thẳng tài chính cao gấp 3 lần mức nguy hiểm trung bình.

Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), chỉ số căng thẳng tài chính của Trung Quốc đã tăng lên 30,1% trong tháng 3/2016.

nguy co trung quoc xay ra khung hoang tai chinh tang cao

Trên thực tế, FSI của Trung Quốc đã vượt ngưỡng trung bình 10% kể từ năm 2009 nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chưa rơi vào khủng hoảng. Phần lớn giới chuyên gia phân tích đều cho rằng, chính mức nợ ngoại tệ thấp cùng với sự kiểm soát của chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng đã giúp Trung Quốc tránh khỏi khủng hoảng kinh tế dù FSI cao gấp 3 lần mức nguy hiểm trung bình.

Chỉ số căng thẳng tài chính (FSI) cho biết mức độ chênh lệch giữa tỷ lệ nợ (của cả doanh nghiệp và hộ gia đình) so với GDP cả nước và xu hướng dài hạn. Nói cách khác, FSI cho biết sự khác biệt giữa xu hướng vay nợ trong hiện tại và quá khứ của doanh nghiệp và người dân. FSI vượt ngưỡng 10% đồng nghĩa rằng, tình hình nợ nần của quốc gia đó đang ở mức đáng lo ngại. Theo BIS, FSI là một công cụ rất hữu hiệu dùng để cảnh báo sớm về nguy cơ khủng hoảng tài chính.

Giới chuyên gia kinh tế và đầu tư tại Trung Quốc từ lâu đã rất lo ngại về những rủi ro xung quanh núi nợ khổng lồ của nước này. Trước đó vào tháng 5/2016, một quan chức chính phủ nhấn mạnh rằng, giới hoạch định chính sách vẫn chưa cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề nợ nần. Đồng thời, ông lên tiếng chỉ trích sự phụ thuộc quá lớn của chính phủ vào các biện pháp kích thích tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra khoảng cách tín dụng quá lớn như hiện nay.

Mặc dù so với các nền kinh tế lớn, mức nợ của Trung Quốc không phải là quá cao nhưng tốc độ tăng trưởng nợ lại khá nhanh.

Nếu tính cả nợ công, BIS ước tính, tổng dư nợ của Trung Quốc là 27,2 nghìn tỷ USD, tương đương 255% so với GDP cả nước tính đến cuối tháng 3/2016. Con số này vẫn thấp hơn 271% của khu vực đồng euro, 266% của Anh và 394% của Nhật Bản.

Tuy nhiên, hệ số nợ/ GDP của Trung Quốc đã tăng nhanh từ 147% từ cuối năm 2008 lên 255% tính đến cuối tháng 3/2016. Đây mới là vấn đề đáng lo ngại của Trung Quốc, bởi rất khó để một quốc gia có thể đầu tư hiệu quả một lượng vốn lớn như vậy trong thời gian ngắn như thế, giới chuyên gia kinh tế nhận xét.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thiên An

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.