|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Người bán bánh mì sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng nếu không mang găng tay

21:13 | 03/10/2018
Chia sẻ
Người bán không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn dùng ngay sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Quy định này được bắt đầu áp dụng từ ngày 20/10 tới.
nguoi ban banh mi se bi phat 1 3 trieu dong neu khong mang gang tay Chàng trai trở thành triệu phú nhờ bán 'găng tay ma thuật'

Theo Nghị định số 115/2018 do Chính phủ ban hành, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng nếu vi phạm một số điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể, mức phạt này được áp dụng tại Điều 15 của Nghị định khi các cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thực phẩm chín, thức ăn ngay sử dụng người trực tiếp chế biến không đội mũ, đeo khẩu trang, cắt ngắn móng tay và không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thức ăn dùng ngay.

Ngoài ra, hành vi bày bán, chứa thực phẩm bằng thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; nơi chế biến, kinh doanh có côn trùng, động vật gây hại hoặc nơi bán không có đủ dụng cụ để chế biến, bảo quản và sử dụng riêng với thực phẩm tươi sống và đã qua chế biến cũng bị phạt theo mức này.

nguoi ban banh mi se bi phat 1 3 trieu dong neu khong mang gang tay
Theo Nghị định 115/2018, người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, dùng ngay bị phạt từ 0,5-1 triệu đồng. Ảnh: Tùng Tin.

Nghị định mới được áp dụng thi hành từ ngày 20/10 tới. Như vậy, qua thời gian này, các cửa hàng bán bánh mì, xôi chè, hủ tíu, bún phở... có thể sẽ bị phạt vi phạm hành chính số tiền lên đến tiền triệu nếu trực tiếp chế biến mà không mang găng tay, đội mũ, đeo khẩu trang.

Các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và mức phạt trên được áp dụng tương tự với các cơ sở chế biến thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin, nhà hàng kinh doanh dịch vụ này tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, Nghị định cũng lưu ý về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với người kinh doanh, buôn bán thức ăn đường phố, quy định tại Điều 16.

Cụ thể, người bán sẽ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng khi không trang bị bàn, tủ, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Mức phạt này gần như tăng gấp đôi so với Nghị định số 178/2003 được Chính phủ ban hành trước đó. Các hành vi vi phạm của hoạt động kinh doanh đường phố như trên tại Nghị định 178 bị phạt từ 300.000-500.000 đồng.

Thời gian qua, Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Qua kiểm tra, đơn vị này đã xử phạt vi phạm hành chính hàng trăm triệu đồng và tiêu hủy nhiều nguyên liệu, sản phẩm không nhãn mác, xuất xứ.

Xem thêm

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.