Ngành chăn nuôi gia cầm tại Nga hướng đến năm 2019 đầy khó khăn
Ông Albert Davleyev, Phó Chủ tịch Chương trình phát triển gia cầm quốc tế chia sẻ với tạp chí địa phương Agroinvestor rằng trong năm 2018, ngành gia cầm tại Nga sẽ tăng trưởng nhẹ, giới hạn trong khoảng 2% so với năm trước. Tăng trưởng nhẹ này đi cùng với sự leo thang về giá cả thức ăn chăn nuôi cũng như các chất phụ gia và nhiên liệu tại Nga.
Hơn nữa, rất nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm ở khu vực Tây Nga và các vùng sâu đã đóng cửa trong năm nay, Davleyev cho biết. Tổng sản lượng quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tài chính của Belaya Ptitza khi tổ chức nông nghiệp này bị buộc ngừng hoạt động vào năm nay.
Những ý kiến bất đồng từ chuyên gia
Vẫn còn là quá sớm để đưa ra những nhận định chắc chắn cho năm 2019, nhưng dường như sẽ không có bất kỳ dấu hiệu về sự sụt giảm nào về sản lượng thịt tại Nga, ông Sergey Yushin – Chủ tịch Hiệp Hội Thịt Quốc Gia chia sẻ với tờ GlobalMeatNews.
Tuy nhiên một số các trang trại gia cầm quy mô nhỏ lẻ thực tế đã ngừng hoạt động trong năm 2018 vì một phần của xu hướng liên kết chặt chẽ chung của ngành, ông cho biết thêm.
Mặt khác, tại thời điểm này, thị trường chăn nuôi gia cầm tại Nga không có sự tăng trưởng và dự báo cũng không cho thấy những chuyển biến khác trong năm 2019. Dựa trên công suất sản xuất và nhu cầu hiện tại, thị trường vẫn đang ổn định mặc dù một số doanh nghiệp vẫn có nguồn lực sản xuất dự trữ để có thể tăng sản lượng, nhưng họ sẽ không làm vậy vì điều này sẽ đẩy thị trường vào thế mất cân bằng, ông Yushin nhận định.
Tăng trưởng sản lượng chỉ có thể diễn ra trong trường hợp ngành xuất khẩu thịt gia cầm đạt được những kết quả nhất định, mặc dù vấn đề này lại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề ăn chay tại Nga, Yushin kết luận.
Nhập khẩu thịt từ Brazil – mối đe dọa mới
Theo bà Lyubov Burdienko, Giám đốc thương mại của Cơ quan phân tích Nga EMEAT, sẽ không có tăng trưởng trong sản xuất gia cầm vào 2019 vì sức mua hàng của người Nga giảm.
Bất kể dự án mới nào cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để triển khai dựa theo tình hình thị trường hiện tại, theo bà Burdienko. Hơn nữa, việc nhập khẩu thịt trở lại từ Brazil sẽ là một mối nguy hại cho các nhà sản xuất hiện tại.
Sản lượng thịt tiêu thụ tại Nga đã đạt đỉnh điểm và sẽ không tăng trưởng thêm nữa trong trường hợp thu nhập của người dân Nga không tăng thêm. Điều này cho thấy việc nhập khẩu thịt từ Brazil không chỉ ảnh hưởng đến phân khúc gia cầm, mà cả thị trường thịt tại Nga nói chung, bà Burdienko kết luận.
Xem thêm |