|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng Việt Nam đang mạo hiểm trong dịch vụ tài chính cá nhân

14:11 | 09/09/2017
Chia sẻ
Ngành dịch vụ tài chính cá nhân ở Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển hàng đầu ở châu Á Thái Bình Dương năm nay. Tăng trưởng dự kiến 29% đối với các tài sản cá nhân so với năm 2016 và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép thu nhập cá nhân ở Việt Nam sẽ đạt đến 6,5 tỷ USD vào năm 2020.
 

Quy mô kinh tế, tỷ suất sinh lời, và đề xuất phát triển một dịch vụ toàn diện vẫn là những thách thức chính trong khối ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam. Sự phát triển bền vững trong tương lai phụ thuộc vào cách thức các ngân hàng cân bẳng rủi ro.

Sự khác biệt, lợi nhuận, và việc áp dụng kỹ thuật số theo định hướng khách hàng vẫn là những thử thách lớn trong ngành ngân hàng bán lẻ Việt Nam. Trong đó có việc ứng dụng thay đổi công nghệ trong quy trình ngân hàng bán lẻ là cam kết có hệ thống và giao tiếp bên trong và bên ngoài.

Việc áp dụng kỹ thuật số đang thúc đẩy sự gia nhập tài chính ở Việt Nam, khi ngân hàng di động kết nối hàng nghìn người tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tài chính.

cac ngan hang viet nam dang mao hiem trong dich vu tai chinh ca nhan
Các ngân hàng Việt Nam đang mạo hiểm trong dịch vụ tài chính cá nhân.

Theo TheAsianBanker, thị trường dịch vụ tài chính cá nhân ở Việt Nam sẽ phát triển hàng đầu ở châu Á Thái Bình Dương trong năm nay. Tăng trưởng dự kiến 29% đối với các tài sản cá nhân so với năm 2016 và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) về thu nhập cá nhân ở Việt Nam sẽ đạt đến 6,5 tỷ USD vào năm 2020 (hình 1).

Phần lớn thị trường này chưa được khai thác ở ASEAN, với 20% dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng, và chỉ 6% sử dụng thẻ tín dụng. Rất nhiều người Việt Nam lạc quan về tương lai với tăng trưởng kinh tế 6% gần đây, và họ muốn đầu tư vào những khoản tiết kiệm nội địa.

Trước tình trạng các khoản tiền gửi dồi dào và tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp thấp, các ngân hàng Việt Nam đang chuyển phân khúc khách hàng từ các doanh nghiệp sang cá nhân.

cac ngan hang viet nam dang mao hiem trong dich vu tai chinh ca nhan
Biểu đồ 1. Thu nhập khối ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam 2012-2020

5 năm trước đây, Chính phủ Việt Nam đề ra kế hoạch tái cơ cấu 5 ngân hàng nhà nước, và áp dụng Basel II, những chuẩn quốc tế khác nhằm khuyến khích niềm tin từ công chúng. Sau giai đoạn 2012-2013 khi mà nợ xấu ở tỷ lệ cao, tăng trưởng kinh tế bắt đầu phục hồi và đi lên (Hình 2).

cac ngan hang viet nam dang mao hiem trong dich vu tai chinh ca nhan
Biểu đồ 2. Tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam 2011-2017

Nhưng khối ngân hàng bán lẻ đối mặt với 4 vấn đề cốt lõi trong môi trường tài chính đang cải cách như sản phẩm bán ra không tạo khác biệt, quy trình và cơ sở hạ tầng còn yếu, lợi nhuận thấp kiềm hãm sự phát triển và thích nghi, và phát triển những dịch vụ toàn diện phù hợp với những nhu cầu khách hàng.

Cần phải khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt

Dịch vụ ngân hàng cá nhân chỉ bắt đầu phát triển vào năm 2015, và các ngân hàng vạch ra chiến lược phát triển cho năm 2020. Chiến lược này có sự tham gia của các thành viên hội đồng quản trị và CEO, nó cho thấy sự cần thiết để đưa khối bán lẻ trở thành nhân tốt tăng trưởng cốt lõi.

Thị trường dịch vụ ngân hàng cá nhân ở Việt Nam, sau khi ra mắt sản phẩm mới và căn bản, đang chuyển hướng tập trung từ bán hàng sang thị phần và định giá. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) muốn thấy nhiều sự hợp nhất hơn nữa và theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có toàn bộ quyền tham gia vào năm 2018. Trong khi các ngân hàng đang xây dựng danh mục tài sản của họ, khả năng định giá lãi suất và các khoản cho vay không có tài sản thế chấp đang tăng lên.

Trong giai đoạn đầu phát triển ngành dịch vụ ngân hàng cá nhân, các ngân hàng Việt nam tạo khác biệt bằng cách đưa ra những sản phẩm tinh vi hơn như các công cụ quản trị tiền mặt, thanh khoản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoặc các loại tài sản mới trong quản lý tài sản.

Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước lại bị mắc kẹt trong vòng lặp phá giá. Họ đang chịu áp lực duy trì lãi suất ròng từ 2,3% đến 4,6%.

Ngoài ra, các ngân hàng đang tìm kiếm cơ hội bán chéo các sản phẩm cho khách hàng, và giới thiệu các sản phẩm có thu phí như bảo hiểm và thẻ tín dụng. Tuy nhiên, chìa khóa để thắng trò chơi này là dịch vụ và bán hàng tập trung vào khách hàng. Các mô hình kinh doanh dịch vụ đang được giới thiệu và triển khai nhằm giảm tải hoạt động cho tín dụng.

Độ trung thành của khách hàng thấp và khuy hướng chuyển đổi ngân hàng cao vẫn là thử thách lớn cho các ngân hàng. Thực tế, phân khúc cơ sở khách hàng ở Việt Nam nhiều hơn so với Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để biết được cách thức phân khúc này ảnh hưởng đến hành vi mua hàng và dịch vụ.

Thực thi Basel II

Vào đầu năm 2017, NHNN đã đưa ra một chỉ thị nhằm mục đích tái cấu trúc các định chế tài chính và giải quyết nợ xấu, trong đó có áp dụng Basel II và đưa các ngân hàng đến các chuẩn mực quốc tế.

Basel là một bộ các nguyên tắc ngân hàng quốc tế được đưa ra bởi Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, thiết lập các yêu cầu vốn tối thiểu và yêu cầu ngân hàng áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro.

Số liệu từ NHNN cho thấy, ngành tài chính Việt Nam đang có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu, từ mức 4,93% trong 2012 xuống 2,46% trong quý IV/2016. Đây là tiến bộ lớn, thực thi các tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp ngành cân bằng rủi ro và lợi ích, đảm bảo tương lai bền vững.

Việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel II ở Việt Nam là cần thiết để hội nhập vào hệ thống ngân hàng toàn cầu, bảo vệ khách hàng, giảm rủi ro và sai lầm khi ngành mở rộng, những sản phẩm mới phức tạp hơn được giới thiệu.

Trong một Thông tư vừa ban hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại phải giữ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt ít nhất 8% từ năm 2020. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, CAR của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2017 là khoảng 11,3%.

BIDV là 1 trong 10 ngân hàng được lựa chọn để triển khai Basel II và đã tích cực trong việc hợp nhất dữ liệu rủi ro để tuân thủ Basel.

BIDV xây dựng 4 kịch bản kiểm tra áp lực, phản ánh những chuyển động thực tế trong thị trường tài chính Việt Nam, để xác định những thay đổi ngược chiều dựa vào đặc điểm của danh mục đầu tư. Thử nghiệm kiểm tra áp lực cùng với tuân thủ các khuyến nghị của Basel giúp BIDV xác định rủi ro cơ bản và đo lường các khoản lỗ tiềm tàng, việc này dẫn đến chuyện ngân hàng tái cấu trúc danh mục liên quan đến rủi ro thị trường.

Tập trung cải tiến quy trình và cơ sở hạ tầng

Các ngân hàng đầu tư vào các hệ thống thanh toán và thu hồi nợ mới đang bắt đầu tập trung hơn vào việc tự động hóa hệ thống tiền tệ.

Hầu hết các ngân hàng đều có quy trình ra quyết định tín dụng tập trung, bán hàng tiêu chuẩn hóa, giảm giấy tờ cho thủ tục vay, mặc dù một số vẫn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào việc truyền dữ liệu khách hàng thủ công.

Các ngân hàng tiến bộ cũng có khuynh hướng liên kết với các tổ chức tín dụng để thiết lập và tích hợp một quy trình ra quyết định tự động. Khả năng này sẽ cho phép ngân hàng này chấp thuận cho vay gần như ngay lập tức đối với một số phân khúc khách hàng nhất định.

Trong khi tập trung vào việc tăng cường quản lý rủi ro hoạt động và tín dụng, họ cũng chuyển hướng sang việc xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống quản lý thông tin MIS và quản lý quan hệ khách hàng CRM. Đầu tư công nghệ, quản lý rủi ro và dịch vụ chăm sóc khách hàng là điều thiết yếu để đạt lợi thế cạnh tranh hiện nay.

Mặt khác, số hóa cũng thay đổi cuộc chơi ngân hàng bán lẻ Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội bằng cách kết hợp sản phẩm và khoản thu nhập mới để mở ra thị trường mới. Dịch vụ ngân hàng có thể được cá nhân hóa cho từng hồ sơ khách hàng nhờ kết hợp phân tích từ các dữ liệu truyền thống và dữ liệu khác, chatbots (chương trình tự động trả lời theo kịch bản cho sẵn) hoặc cố vấn tài chính trí tuệ nhân tạo (AI).

Số hóa và rủi ro thị trường

Nhiều ngân hàng ở Việt Nam đang bắt tay vào chiến lược số hóa để cải tiến chất lượng dịch vụ, tối ưu hóa chi phí vận hành. Đơn cử như VPBank đang thiết kế lại quy trình cùng với tự động hóa và số hóa, kênh phân phối dịch vụ được truy cập thông qua máy tính và thiết bị di động.

VPBank có tỷ lệ nợ xấu cao hơn bình quân ngành, 2,9% cuối năm 2016 trong khi cả nước là 2,46%. VPBank đang nỗ lực làm giảm tỷ lệ này thông qua việc sử dụng dữ liệu lớn để tạo ra mô hình chấm điểm khách hàng cá nhân, từ đó phê duyệt và xử lý tín dụng. Điều này để kiểm soát hiệu quả rủi ro cho khối lượng lớn các sản phẩm bán lẻ.

Ngân hàng này cũng đã bắt đầu tính toán thường xuyên chỉ số CAR theo chuẩn Basel và NHNN. Năm 2018, chất lượng dữ liệu, việc thực hiện giải pháp rủi ro tích hợp sẽ là ưu tiên hàng đầu của VPBank. Họ cũng tập trung đào tạo nhân viên để xây dựng kỹ năng, chuyên môn thông qua 150 buổi đào tạo trong suốt năm qua bởi những chuyên gia quốc tế.

Hiện trạng cuộc chơi thẻ tín dụng

Trước 2012, các ngân hàng nước ngoài đã thống trị thị trường thế chấp ở Việt Nam, nhưng hiện nay, ngân hàng nội địa là những người chơi chính. Hành vi mua hàng của người tiêu dùng đang dần chuyển từ tiền mặt tất cả sang tín dụng thế chấp. Các khoản cho vay thế chấp chiếm khoảng 8% tổng dư nợ ngân hàng, so với Indonesia và Philippines lần lượt là 10,5% và 8,2%. Tuy nhiên, những bất động sản mới triển khai ở Hà Nội và TP HCM đã bắt đầu mất cân bằng cung cầu, làm cho tăng trưởng ngành năm 2016 thấp hơn so với 2015. Vẫn có thể thấy rằng thế chấp hoặc mua nhà sẽ giảm trong tương lai.

TheAsianBanker ước tính, thị trường thẻ tín dụng tăng trưởng khoảng 40% trong năm 2017. Ngân hàng đang chấp nhận rủi ro cao nhưng dự kiến sẽ thu được lợi nhuận cao. Việc tung ra các loại thẻ bạch kim và đồng thương hiệu là động lực chính trong năm 2016, nhưng những ngân hàng nội địa phụ thuộc quá nhiều vào việc lấp đầy các khoảng trống và bắt chước thẻ tín dụng của ngân hàng ngoại.

Trong phân khúc thẻ cao cấp, HSBC được xem là dịch vụ toàn diện hơn. Với chiến lược thâu tóm mạnh mẽ, ngày càng có nhiều ngân hàng nội địa hạ tiêu chuẩn thu nhập được cấp thẻ, xuống mức 90 USD. Mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng vừa và nhỏ thậm chí còn cao hơn. Các khoản nợ thẻ tín dụng quá hạn dao động từ 3% đến 14%.

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng vẫn thấp và âm đối với hầu hết ngân hàng, một phần do danh mục nhỏ. Hầu hết ngân hàng đều quản lý một danh mục chỉ bằng 1/10 ngân hàng khác trong các thị trường mới nổi ASEAN. Những ngân hàng có tầm nhìn xa hơn tập trung vào sản phẩm và mức độ tài khoản thuộc cá nhân thay vì hiểu được giá trị suốt đời của khách hàng để nâng cao khả năng sinh lợi và quản lý thiệt hại.

Khả năng sinh lợi vẫn là một vấn đề trong quản lý tài sản. Trong khi các ngân hàng mở rộng phân khúc sáng người có thu nhập cao, họ lại không có đủ khả năng phân tích nhu cầu giàu có thật sự.

Thu nhập phí đầu tư và bảo hiểm đóng góp vào tổng thu nhập tài sản vẫn ở mức thấp. Ngành công nghiệp ô tô đang trong giai đoạn tăng trưởng và dự kiến sẽ trưởng thành vào khoảng năm 2025.

Nhu cầu cho vay ô tô sẽ tăng mạnh hơn nhưng rủi ro sẽ tăng lên trong phân khúc ô tô, cùng với hàng loạt xe mới rẻ hơn xuất hiện vào năm 2017, ngoài sự gia tăng nợ xấu trong danh mục tín dụng của ngân hàng.Cơ quan quản lý đang buộc ngân hàng thành lập công ty tài chính độc lập để quản lý các khu vực rủi ro cao, tránh khỏi bất kì sự sụp đổ tiềm ẩn nào. Theo chỉ thị của NHNN, các tổ chức tín dụng phải hợp nhất hoặc phá sản để giảm số lượng từ 40 ngân hàng năm 2016 còn 15 vào năm 2017.

Còn tiếp kỳ 2: Ảnh hưởng của fintech đến dịch vụ ngân hàng cá nhân.

Thành Nguyên/The Asian Banker