|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018 lên 6,8%

16:55 | 14/06/2018
Chia sẻ
Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2018 lên 6,8%, cao hơn 0,3% so với lần dự báo trước đó. Đồng thời, WB cũng cho rằng tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ giữ ổn định ở mức 6,6% và đạt 6,5% vào năm 2020 do sức cầu trên thế giới chững lại.
ngan hang the gioi nang du bao tang truong kinh te viet nam Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể đạt 7,02%
ngan hang the gioi nang du bao tang truong kinh te viet nam ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ bứt phá trong năm 2018, tăng trưởng top đầu khu vực
ngan hang the gioi nang du bao tang truong kinh te viet nam Chính sách thuế mới của ông Trump sẽ chỉ tác động rất nhỏ đến Việt Nam

Tại buổi họp báo Báo cáo điểm lại, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết triển vọng trung hạn của Việt Nam tiếp tục được cải thiện kể từ lần phát hành báo cáo trước vào tháng 12/2017. Nguồn lực tăng trưởng trong thời gian quan chủ yếu dựa vào nhu cầu trên thế giới đang ở chu kỳ tăng. Đầu tư khu vực FDI vào khu vực tư nhân khôi phục, quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành có giá trị cao hơn như dịch vụ, công nghiệp chế biến chế tạo được tăng cường.

ngan hang the gioi nang du bao tang truong kinh te viet nam
Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

GDP trong quý I tăng 7,4% nhờ môi trường bên ngoài thuận lợi và nương theo đà tăng trưởng mạnh năm ngoái. Tỷ giá được duy trì ổn định trong khi dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, ước đạt khoảng 63 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2018, tương đương 3,6 tháng nhập khẩu. Trong bối cảnh lạm phát thấp, chính sách tiền tệ tiếp tục hỗ trợ tăng tươnrg, chỉ số tiêu dùng tháng 4 tăng nhẹ ở mức 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng chính vì lí do này, WB nâng dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2018 lên 6,8%, cao hơn 0,3% so với lần dự báo trước đó. Đồng thời, WB cũng cho rằng tăng trưởng GDP năm 2019 sẽ giữ ổn định ở mức 6,6% và đạt 6,5% vào năm 2020 do sức cầu trên thế giới chững lại. Lạm phát sẽ giữ ở quanh mức mục tiêu 4% của Chính phủ. Cân đối tài khóa vãng lai dự kiến vẫn đạt thặng dư nhưng có thể sẽ ở mức thấp hơn trong năm tới do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Bội chi ngân sách và nợ công dự kiến vẫn trong vòng kiểm soát.

Theo ông Oussmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam cho biết khả năng chống chịu của nền kinh tế đang được củng cố. Mức tăng trưởng GDP đạt 7,4%, ngưỡng cao nhất trong vòng 10 năm đã phản ánh nền tảng vững chắc cho triển vọng kinh tế Việt Nam.

Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại Việt Nam, kinh tế toàn cầu năm 2018 được dự đoán tăng trưởng 3,1% và giá cả xuất khẩu tiếp tục được cải thiện.

“Điều này có lợi đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng tôi nâng triển vọng kinh tế Việt Nam lên 6,8%”, vị chuyên gia kinh tế của WB nói.

Ông Sebastian Eckardt nói thêm về trung hạn Việt Nam tăng trưởng bền vững, lạm phát thấp và kinh tế đối ngoại ổn. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam khắc phụ những yếu tố rủi ro đồng thời tăng sức kháng chịu trước những cú sốc sắp tới của kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, ông cho rằng trong thời gian tới chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ là rủi ro lớn đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018, đặc biệt là mức thuế nhập khẩu nhôm và thép mà Mỹ mới ban hành hồi tháng 3 và tháng 5 vừa qua. Về vấn đề này ông Sebastian Eckardt cho rằng Việt Nam cần đa dạng hóa “rổ” hàng háo xuất khẩu và các thị trường, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhập khẩu.

Xem thêm

Đức Quỳnh