|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Ngân hàng 'đói' nguồn vốn tự có

08:40 | 18/04/2017
Chia sẻ
Việc huy động nguồn vốn tự có đối với các ngân hàng Việt Nam vào thời điểm hiện tại được xem là rất khó khăn. Mặc dù vậy, các ngân hàng đã liên tục có các động thái nhằm tăng cường huy động nguồn vốn tự có. Tại sao lại như vậy?
ngan hang doi nguon von tu co
Các ngân hàng đã liên tục có các động thái nhằm tăng cường huy động nguồn vốn tự có. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Việc huy động nguồn vốn tự có (Regulatory capital)(1) đối với các ngân hàng Việt Nam vào thời điểm hiện tại được xem là rất khó khăn. Mặc dù vậy, các ngân hàng đã liên tục có các động thái nhằm tăng cường huy động nguồn vốn tự có. Tại sao lại như vậy?

Liên tiếp các đợt phát hành cổ phiếu, giấy tờ có giá

Các ngân hàng có thể tăng nguồn vốn tự có theo một trong hai cách.

Thứ nhất, tăng vốn tự có cấp 1 (Tier 1). Theo đó, ngân hàng sẽ phải phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông để tăng vốn điều lệ (Charter capital). Đáng chú ý là trường hợp của Techcombank, khi ngân hàng này vừa đưa ra kế hoạch phát hành tăng vốn thêm 5.000 tỉ đồng cho các cổ đông hiện hữu để trình tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo của VPBank cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ(2) cổ phiếu, trị giá khoảng 1.400 tỉ đồng.

Thứ hai, tăng nguồn vốn tự có cấp 2 (Tier 2). Theo đó, các ngân hàng sẽ phải phát hành các loại giấy tờ có giá (GTCG) với các điều kiện của một khoản nợ thứ cấp. Theo quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD), các khoản nợ thứ cấp có ba đặc điểm chính, bao gồm: (i) Có thời hạn tối thiểu là năm năm (ii) Trong trường hợp giải thể, thanh lý hoặc ngân hàng phá sản thì người sở hữu các khoản nợ thứ cấp sẽ chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác (iii) Các khoản nợ thứ cấp đều là không có tài sản đảm bảo.

Các động thái tăng vốn tự có của một số ngân hàng trên đây được xem là những bước đi đầu tiên nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới. Theo các thông lệ quốc tế thì ngân hàng nào có hệ số CAR càng lớn sẽ càng được các cơ quan quản lý tạo điều kiện về mặt chính sách để mở rộng quy mô.

Để tăng vốn tự có cấp 2, các TCTD có thể phát hành trái phiếu hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit - CD). Nếu như các ngân hàng hoàn toàn tự chủ động trong việc phát hành CD thì khi phát hành trái phiếu họ sẽ phải báo cáo lên Bộ Tài chính. Trong trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng(3) thì còn cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vietcombank và ACB là hai ngân hàng đã thực hiện các đợt phát hành trái phiếu với kỳ hạn 10 năm vào tháng 12-2016. Khối lượng vốn mà hai ngân hàng này lần lượt huy động được là 2.000 và 3.000 tỉ đồng. Trong khi đó, Sacombank và Nam Á đã phát hành CD với kỳ hạn bảy năm trong tháng 2 và 3-2017.

Cửa hẹp tăng vốn tự có cấp 1

Trong hai cách tăng nguồn vốn tự có nói trên, cách tăng vốn tự có cấp 1 thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu mà Techcombank (TCB) đưa ra được đánh giá là khó khăn hơn khi thời gian qua một số ngân hàng đã thất bại với cách này. Vì sao TCB lại chọn cửa hẹp này?

Trước tiên, đó là việc cổ phiếu của TCB đã tăng liên tục trong vòng một năm qua, từ mức 11.000 đồng/cổ phiếu lên mức khoảng 27.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm hiện tại. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2016 và một kế hoạch hoạch đầy tham vọng cho năm 2017 là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu của TCB tăng gấp 2,5 lần.

Tiếp đó là yếu tố TCB vẫn còn đang treo một khoản lợi nhuận chưa phân phối rất lớn trên bảng cân đối, lên tới hơn 5.000 tỉ đồng tại thời điểm 31-12-2016.

Yếu tố cuối cùng chính là động thái của TCB trong những năm gần đây. Chưa rõ con số nợ xấu thực tế của Techcombank là bao nhiêu nhưng trong vòng năm năm qua (2012-2016), ngân hàng này đã trích lập khoảng trên 12.000 tỉ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, bình quân 2.400 tỉ đồng/năm. Đây là mức trích lập cao nhất so với các ngân hàng có cùng quy mô, như ACB trích lập 4.500 tỉ, Sacombank 5.500 tỉ, VPBank 10.900 tỉ. Với việc có đến 80% các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay có liên quan đến lĩnh vực bất động sản thì khả năng thu lợi nhuận từ việc hoàn nhập dự phòng của TCB trong tương lai là rất lớn, đặc biệt khi mà thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ổn định và bền vững hơn.

Một mũi tên nhắm ba mục tiêu khác nhau

Dù thực hiện với cách nào thì việc huy động nguồn vốn tự có trong thời điểm hiện tại được xem là rất khó khăn. Con số nợ xấu thực tế của từng ngân hàng là bao nhiêu vẫn còn là một dấu hỏi lớn đối với các nhà đầu tư. Các cổ đông đã mất toàn bộ vốn khi đầu tư vào ba ngân hàng đã bị NHNN mua lại bắt buộc với giá 0 đồng. Ngoài ra, một số ngân hàng đã và đang bị NHNN kiểm soát đặc biệt do nợ xấu đã bào mòn gần như toàn bộ vốn góp của các cổ đông. Do đó, họ sẽ chỉ bỏ tiền đầu tư nếu các ngân hàng có thể đem lại một mức lợi tức kỳ vọng hấp dẫn (Return on Investment - ROI) trong tương lai.

Mặc dù vậy, trước viễn cảnh hàng loạt quy định của NHNN nhằm nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng đã, đang và sắp có hiệu lực trong thời gian tới thì động thái tăng vốn tự có của các ngân hàng vào thời điểm hiện tại được xem là một mũi tên nhằm hướng tới ba mục tiêu khác nhau.

Thứ nhất, theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN thì tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 60% xuống còn 50% kể từ ngày 1-1-2017 và tiếp tục giảm xuống 40% kể từ ngày 1-1-2018. Theo ước tính, trong khi 85-90% nguồn vốn huy động của các ngân hàng hiện nay là ngắn hạn (dưới 12 tháng) thì các khoản cho vay trung và dài hạn lại chiếm đến 65-70%. Do đó, các ngân hàng đã và đang gặp nhiều khó khăn để tuân thủ quy định trên.

Chính vì vậy, trong cuộc họp giữa NHNN và 21 ngân hàng thương mại diễn ra ngày 3-4-2017 thì hầu hết các ngân hàng đều kiến nghị giãn tiến độ áp dụng quy định trên.

Thứ hai, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn Basel 2 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020. CAR của hệ thống các ngân hàng Việt Nam tính đến ngày 31-12-2016 hiện ở mức 12,8%. Con số này có thể thấp hơn nhiều nếu như tính theo chuẩn mực Basel 2. Trong khi đó, CAR của hệ thống ngân hàng Thái Lan và Indonesia theo Basel 3 lần lượt ở mức 17% và 21,4%.

Thứ ba, có dư địa để tăng khả năng cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản. Với hệ số rủi ro lên tới 200%, thì nếu các ngân hàng càng giải ngân vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì hệ số CAR càng giảm xuống. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đã và đang phát triển, việc tăng vốn tự có là một yêu cầu chính đáng của các ngân hàng.

Các động thái tăng vốn tự có của một số ngân hàng trên đây được xem là những bước đi đầu tiên nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới. Theo các thông lệ quốc tế thì ngân hàng nào có hệ số CAR càng lớn sẽ càng được các cơ quan quản lý tạo điều kiện về mặt chính sách để mở rộng quy mô. Chính vì vậy, nhiều khả năng thị trường chứng khoán lại chuẩn bị đón một làn sóng tăng vốn mới từ các ngân hàng trong thời gian tới.

(1) Vốn tự có của ngân hàng là tổng của ngồn vốn tự có cấp 1 và nguồn vốn tự có cấp 2.

(2) Phát hành cho dưới 100 nhà đầu tư.

(3) Phát hành cho trên 100 nhà đầu tư không kể các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư...

ngan hang doi nguon von tu co OCB muốn tăng vốn lên 5.000 tỷ đồng, thành lập công ty tài chính và công ty quản lý nợ

Công ty tài chính dự kiến có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản vốn khoảng ...

ngan hang doi nguon von tu co MBBank sẽ tăng vốn lên 18.155 tỷ đồng

Với kế hoạch chia cổ tức 6% bằng cổ phiếu và chào bán cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, MBBank dự kiến tăng vốn ...

ngan hang doi nguon von tu co Ngoài tăng vốn lên tối đa 8.184 tỷ đồng, VIB dự định phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng dự kiến hai phương án chia cổ tức và phát hành thêm cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu và cán bộ ...

ngan hang doi nguon von tu co Bài toán tăng vốn ngân hàng và sự đồng thuận của cổ đông

Từ tháng 9/2017, các ngân hàng sẽ bắt đầu lộ trình áp dụng Basel II. Bài toán tăng vốn ngân hàng liệu có nhận được ...

Hoàng Ngọc Khanh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.