|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ngân hàng chịu áp lực lớn khi tài trợ 80% vốn cho các dự án BT, BOT

07:20 | 24/11/2020
Chia sẻ
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, khoảng 80% vốn đầu tư cho các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT trong thời gian qua là do ngành ngân hàng tài trợ. Điều này đang đặt áp lực quá lớn cho ngành ngân hàng.
NHNN nói gì khi tài trợ 80% vốn cho các dự án BT, BOT? - Ảnh 1.

Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Phạm Thị Thanh Tùng. (Nguồn: Báo Lao động).

Theo Báo Chính phủ, sáng ngày 22/11, tại Hội thảo thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông vùng Đông Nam Bộ, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chia sẻ về tình hình tín dụng cho các dự án phát triển kết nối hạ tầng của khu vực Đông Nam Bộ hiện nay.

Phó Vụ trưởng cho biết trong thời gian qua, việc các tổ chức tín dụng (TCTD) đầu tư vốn cho các dự án hạ tầng giao thông đã được chú trọng. 

Cụ thể, các TCTD đã cam kết đầu tư cho 120 dự án giao thông. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có khoảng 20 dự án đang được đầu tư về kết cấu hạ tầng giao thông. 

“Ngành ngân hàng đã quan tâm và đầu tư vốn thì đầu tư cho kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm, sôi động của phía Nam như vùng Đông Nam Bộ là điều tất yếu”, theo bà Tùng.

Tuy nhiên, vị phó vụ trưởng cũng cho biết trong việc thực hiện vẫn xảy ra hai vấn đề đó là đòi hòi nhu cầu vốn rất lớn và thời gian đầu rất tư dài nên các TCTD cũng khó trong cân đối nguồn. 

"Trong thời gian qua, do chính sách thu phí của nhà nước thay đổi dẫn đến doanh thu của một số dự án không đủ, ảnh hướng đến nguồn vốn để trả nợ. Khoảng gần 50% dự thu không đạt như dự kiến, qua đó khiến ngân hàng cũng gặp khó khăn", bà Tùng cho biết.

Đại diện NHNN cho rằng để TCTD có đủ cơ sở cho vay, trước hết cần tháo gỡ khó khăn cho TCTD, tức là nhà nước phải đảm bảo cơ chế thì phí mới ổn định để bảo đảm doanh thu cho dự án như ban đầu.

Bên cạnh đó, vị phó vụ trưởng cũng chia sẻ rằng ngành ngân hàng đang chịu áp lực lớn khi tài trợ khoảng 80% vốn các dự án giao thông theo hình thức BT, BOT trong thời gian qua, vốn là những khoản đầu tư rất dài hạn.

Theo đó, giải pháp được đề xuất là cần đa đạng hoá các nguồn lực đầu tư, nhà nước phải tăng tỉ lệ đầu tư và các chủ đầu tư phải tăng nguồn vốn tự có.

Ngoài ra, cần tăng cường nguồn huy động từ trong và ngoài nước như FDI, ODA. Đặc biệt, tháng 6 vừa qua, Quốc hội vừa thông qua Luật Đầu tư công tư PPP và cho phép cơ chế chia sẻ rủi ro, phương án tài chính của dự án và cho phép doanh nghiệp dự án có thể phát hành trái phiếu để đầu tư cho công trình kết nối giao thông.

"Tôi cho rằng, cơ chế huy động vốn phù hợp cũng giúp cho các TCTD giảm áp lực cho vay và chia sẻ được rủi ro đối với các dự án giao thông. Trên cơ sở đó, các TCTD cũng tham gia được nhiều hơn vào nhiều dự án. Các tổ chức luôn xem xét đầu tư bảo đảm trên nguyên tắc cân đối nguồn lực của ngành ngân hàng. Không có hạn chế nào đối với dự án giao thông, quan trọng là tính khả thi của các dự án đó", Phó vụ trưởng phát biểu.

Lê Huy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.