'Ngấm' trừng phạt, kinh tế Triều Tiên suy giảm mạnh
Triều Tiên đang làm ăn với những nước nào | |
Triều Tiên còn lại gì sau các lệnh trừng phạt |
Một cánh đồng lúa gần thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. (Ảnh: Ayaka/Getty/CNBC) |
Hãng tin Reuters dẫn báo cáo của BoK nói rằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Triều Tiên năm ngoái giảm 3,5% so với năm 2016. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1997 - khi kinh tế Triều Tiên sụt giảm 6,5% do xảy ra nạn đói nghiêm trọng.
Sản lượng công nghiệp, lĩnh vực chiếm khoảng 1/3 sản lượng kinh tế của Triều Tiên, giảm 8,5%, cũng là mức giảm mạnh nhất từ năm 1997. Hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Triều Tiên sụt giảm, một phần do nguồn xăng dầu nhập khẩu vào nước này bị siết chặt. Sản lượng các ngành nông nghiệp và xây dựng giảm tương ứng 1,3% và 4,4%.
"Các lệnh trừng phạt trong năm 2017 mạnh hơn trong năm 2016", ông Shin Seung-cheol, trưởng Nhóm Điều phối tài khoản Quốc gia thuộc Bok, phát biểu. "Kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên giảm mạnh do lệnh cấm áp lên hoạt động xuất khẩu các mặt hàng than, thép, hải sản và dệt may của nước này. Rất khó để đưa ra con số chính xác, nhưng lệnh cấm xuất khẩu đã khiến sản lượng công nghiệp suy sụp".
Thông tin về sự suy giảm mạnh mẽ của nền kinh tế Triều Tiên được đưa ra đúng lúc các chuyên gia nhấn mạnh nước này cần đẩy mạnh phát triển kinh tế - một vấn đề đã được nhà lãnh đạo Kim Jong Un nhấn mạnh hồi tháng 4.
Ông Kim Jong Un đã nói rằng Triều Tiên sẽ dịch chuyển ưu tiên từ phát triển vũ khí hạt nhân sang phát triển kinh tế, học tập theo mô hình "xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa" của Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra trước khi ông Kim Jong Un có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào tháng 6.
Các số liệu mà BoK cho thấy nền kinh tế Triều Tiên đã "ngấm" lệnh trừng phạt thắt chặt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sau khi Bình Nhưỡng liên tục thử vũ khí. Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên - đã thực thi nghiêm ngặt lệnh trừng phạt trong nửa cuối năm 2017, khiến ngành công nghiệp chế biến-chế tạo của nước này càng thêm khó khăn.
BoK đưa ra các con số ước tính về kinh tế Triều Tiên dựa trên dữ liệu từ Chính phủ và các cơ quan tình báo ở Seoul. Cuộc khảo sát của BoK cũng bao gồm theo dõi quy mô của các vụ lúa ở khu vực biên giới, đánh giá giao thông, và các cuộc phỏng vấn người Triều Tiên đào tẩu.
Triều Tiên không công bố các thống kê kinh tế. BoK nói rằng thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Triều Tiên đạt khoảng 1,46 triệu Won, tương đương 1.284 USD, bằng khoảng 4,4% so với mức thu nhập đầu người của Hàn Quốc.
Cũng theo BoK, xuất khẩu của Triều Tiên giảm 37,2% trong năm 2017, mạnh nhất kể từ mức giảm 38,5% ghi nhận vào năm 1998.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/