Nga phủ nhận thông tin đồng ý giảm sản lượng, giá dầu thô quay đầu giảm hơn 5%
Giá dầu thô trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu (3/4) quay đầu giảm sau phiên tăng phi mã tới hơn 24% vào hôm 2/4 sau khi tổng tổng Donald Trump cho biết ông đã hội đàm với Nga và Arab Saudi để giảm sản lượng, tuy nhiên Mỹ không đưa ra bất kì đề xuất nào về việc hạn chế khai thác, theo CNBC.
Giá dầu Brent giảm 3% xuống 29 USD/thùng. Cùng lúc giá dầu WTI cũng giảm 5,2% xuống 24 USD/thùng (tại thời điểm 1h27 giờ GMT).
Trên trang Twitter cá nhân của mình ông Trump đăng tải dòng trạng dòng trạng thái việc giảm sản lượng sẽ là thông tin “rất tốt, đóng góp to lớn cho ngành công nghiệp dầu khí” .
Giá dầu thô giảm phán ánh sự nghi ngờ của nhà đầu tư về khả năng thị trường có thể phục hồi trở lại sau cuộc chiến dầu thô giữa Nga và Arab Saudi nếu không có sự tham gia của Mỹ. Ông Trump cho biết Mỹ sẽ không giảm sản lượng.
Theo thông tin từ ông Trump, cả Nga và Arab Saudi đều cam kết giảm sản lượng 10 - 15 triệu thùng/ngày.
Tuy nhiên, Theo tờ The Moscow Times, hôm 2/4, Nga chính thức lên tiếng bác bỏ thông tin tổng thống Vladimir Putin đàm phán với thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman về việc giảm sản lượng khai thác đầu thô 10 - 15 triệu thùng/ngày.
“Nga và Arab Saudi không hề có cuộc đàm phán nào cả”, ông Dmitry Peskov đại diện phát ngôn của tổng thống Nga Putin cho biết.
Theo tờ Al-Monitor, đại sứ quán của Arab Saudi tại Washington vẫn chưa có phản hồi gì trước thông tin trên.
Nga cả khi giá dầu thô phục hồi mạnh vào hôm thứ Năm, giá dầu vẫn giảm tới gần 60% trong năm nay do nhu cầu giảm khi hoạt động đi lại bị hạn chế khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Trong khi đó, Nga và Arab Saudi tuyên bố tăng sản lượng sau khi thoả thuận giữa OPEC và các nước đồng minh hết hạn vào cuối tháng 3.
Tính đến ngày 2/4, sản khai thác của Arab Saudi đã tăng lên mức 12 triệu thùng/ngày.
Giới phân tích cho rằng ngay cả khi Nga và Arab Saudi đều đồng ý giảm sản lượng 15 triệu thùng/ngày, con số này vẫn chưa đủ để cân bằng thị trường bởi thế giới đang bước vào cuộc suy thoái kinh tế.
“Mức giảm 10 - 15 sẽ là khởi đầu tốt cho quá trình tái cân bằng thị trường, tuy nhiên, sản lượng cần phải giảm sâu hơn nữa vào quí II”, ông Stephen Innes, chuyên gia phân tích thị trường toàn cầu tại công ty Axicorp nhận định.
Với việc đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, thế giới đang phải đối mặt với dư cung khoảng 25 triệu thùng/ngày. Việc giảm nguồn cung 10 triệu thùng/ngày sẽ giúp giảm áp lực của các kho chứa, công ty Rystad Energ nhận định.