|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nên ưu tiên nội thủy, hạn chế đường cao tốc

16:34 | 03/04/2017
Chia sẻ
Sở hữu hệ thống sông ngòi cửa biển thích hợp giao thông đường thủy, nhưng thực tế đáng buồn là không mấy ai thích rót tiền vào giao thông nội thủy, thay vào đó là đầu tư cho đường cao tốc, GS Võ Đại Lược nhận xét.
nen uu tien noi thuy han che duong cao toc
TS. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược

GS Võ Đại Lược cho rằng, Việt Nam cần xem xét lại việc dốc quá nhiều nguồn lực đầu tư phát triển giao thông đường bộ và xây dựng hệ thống đường cao tốc như hiện nay.

Ông chứng minh, theo số liệu nghiên cứu của nhóm học giả Fulbright, chi phí cho 1 km đường cao tốc ở Việt Nam có mức thấp nhất vào khoảng 12 triệu USD nhưng lại cao hơn mức chi phí làm đường ở Trung Quốc, Mỹ và các nước khác. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ đường bộ sử dụng vốn BOT cao, trong khi các nước chỉ khoảng 10% đường bộ được xây dựng theo hình thức này.

Tổng vốn đầu tư cao khiến phí giao thông càng đắt, thời gian thu phí càng kéo dài. Hơn nữa, đường bộ BOT, theo Giáo sư, cũng ẩn chứa nhiều tiêu cực từ công tác tổ chức thu phía của các chủ thầu.

Chi phí logistics hiện chiếm từ 21% đến 25% GDP của Việt Nam, cao hàng đầu thế giới. GS Võ Đại Lược đưa ra gợi ý tăng vận tải nội thuỷ để hạ thấp các chi phí này.

nen uu tien noi thuy han che duong cao toc
Vận tải nội thủy tại Quảng Ninh. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam).

Bởi theo ông, Việt Nam có 17.000 km vận tải nội thủy có thể khai thác. Cả nước có 114 cửa sông, mỗi tỉnh ven biển đều có vài ba cửa sông có thể khai thác kết hợp nội thủy và đường biển. Ngoài ra còn có khoảng 40 vũng vịnh như Cam Ranh, Vân Phong... là nơi hợp có neo đậu tàu và vận tải. Hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ có giá trị về du lịch, quan trọng hơn là hỗ trợ cho vận tải ven biển, là nơi cứu nạn cứu hộ, neo đậu tàu thuyền.

Trong khi đó, đường thủy chỉ chiếm 18% thị phần vận tải của cả nước. Đầu tư cho loại hình vận tải này rất ít, chỉ chiếm 2,5% trong tổng đầu tư giao thông vận tải. “Thực tế đáng buồn là không mấy ai thích rót tiền vào giao thông nội thủy", GS Lược nhận xét.

GS Võ Đại Lược đề xuất giao thông đường thủy nên chiếm ít nhất khoảng 25% tổng đầu tư giao thông. Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, cầu, cảng phụ vụ cho giao thông đường thủy. "Cần phát triển đồng bộ, mang tầm quy hoạch quốc gia và tổ chức đấu thấu quốc tế để có thể duy trì một hệ thống giao thông đồng bộ", GS Lược khẳng định.

Ông cũng đưa giải pháp phát triển công nghiệp đóng tàu thích hợp cho giao thông đường thủy tại Việt Nam. Tuy nhiên, Giáo sư lưu ý: "Công nghiệp đóng tàu sẽ kích thích cả phát triển kinh tế, tuy nhiên, không phải thành lập thêm mô hình Vinashin mới. Công nghiệp đóng tàu hiện nay cần tập trung ưu đãi để thu hút tư nhân cùng rót vốn đầu tư".

Theo GS, Việt Nam nên phát triển hình thức vận tải container mạnh hơn nữa để tăng hiệu quả vận tải đường thủy. Hiện nay cảng contairner của Việt Nam còn khá ít.

Bên cạnh đó, GS Võ Đại Lược cũng đề xuất việc xây dựng đường sắt cao tốc để tạo thành cụm đô thị. Ở miền Bắc có thể xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, miền Nam là đường sắt TP HCM - Vũng Tàu.

nen uu tien noi thuy han che duong cao toc Giảm vận tải đường bộ, tăng đường sắt, đường thủy

Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ tái cơ cấu ngành vận tải theo hướng giảm thị phần vận tải đường ...

Thái Hoàng

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Lula da Silva đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.