|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nên làm gì khi sếp có vẻ không ưa bạn?

13:06 | 26/11/2019
Chia sẻ
Không phải lúc nào bạn cũng phải hòa đồng với tất cả những người đồng nghiệp, nhưng khi nói đến sếp, việc duy trì mối quan hệ tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính bạn.

Theo bài viết trên CNN, Dana Brownlee, tác giả của "The Unwritten Rules of Manage Up" (tạm dịch: Qui tắc bất thành văn của quản trị cấp trên" đã đưa ra một số nhận xét như sau:

"Mối quan hệ này tác động rất nhiều đến sự nghiệp của bạn", "Thật khó để thành công khi sếp không phải là người ủng hộ bạn nhiều nhất".

Rốt cuộc, cấp trên của bạn có quyền đề nghị thăng tiến hoặc sa thải bạn, lên tiếng bảo vệ hoặc giao cho bạn các dự án cao cấp.

Vậy làm thế nào bạn có thể xoay chuyển mối quan hệ nếu bạn và sếp không hợp nhau?

https___cdn

Ảnh minh hoạ (Nguồn: CNN)

Đừng chơi trò than vãn

Nếu gặp vấn đề với sếp, bạn đừng đi vòng quanh văn phòng và than thở về những rắc rối của bản thân.

"Bạn sẽ rơi vào vòng xoáy tụt dốc", Steve Arneson, tác giả của "What Your Boss really Wants from You" (tạm dịch: Sếp thực sự muốn gì từ bạn). Phàn nàn với đồng nghiệp làm tổn hại hình ảnh của bạn và những lời phàn nàn đó rồi cũng đến tai của sếp và làm hỏng mối quan hệ hơn nữa.

"Bạn phải cẩn thận, không buôn chuyện hoặc lan truyền câu chuyện sếp luôn để mắt đến bạn, nó sẽ trở thành một lời tiên tri tự đúng trong tương lai", ông nói.

Bắt đầu học hỏi

Ai trong chúng ta đều có phong cách làm việc khác nhau và thật lí tưởng khi cả người quản lí và nhân viên đều linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của nhau.

"Bạn cần có trách nhiệm với mối quan hệ này nhiều hơn họ", Arneson nói. 

Bạn nắm trách nhiệm nhất 51% trong mối quan hệ này. Bạn không phải thực hiện 90% công việc, nhưng tốt hơn là bạn nên có thái độ chịu trách nhiệm về mối quan hệ này và không đổ trách nhiệm lên họ.

Chẳng hạn, một số ông sếp có chính sách mở cửa, trong khi những người khác thích bạn thiết lập một cuộc hẹn trước khi bước vào văn phòng của họ. Một số người sếp muốn được tham gia nhiều trong mọi dự án, trong khi các ông chủ khác theo cách "không nhúng tay vào".

Brownlee cho biết có hai loại nhân viên: Tập trung vào công việc và tập trung vào mối quan hệ. Những người làm việc tập trung vào công việc không muốn tám chuyện mà chỉ muốn tập trung làm việc, trong khi những người tập trung vào mối quan hệ có xu hướng cởi mở để trò chuyện nhiều hơn trước khi bắt đầu làm việc.

"Bạn muốn điều chỉnh theo những gì họ cần và dạng tính cách của họ", cô nói.

Hãy chú ý đến thời điểm ông chủ khen thưởng cho nhân viên để hiểu rõ hơn về những gì họ muốn.

"Các ông chủ nói về phẩm chất ở những người khác mà họ ngưỡng mộ hoặc thích", Arneson nói. Hãy chú ý đến những hành vi được khen thưởng và trừng phạt, đồng thời đặt câu hỏi chi tiết sau khi họ nói về ai đó theo cách tích cực để biết họ muốn gì. "Sau đó, bạn có thể nghiêng về những phẩm chất đó hơn một chút".

Tìm điểm chung

Nếu bạn dường như không hợp với sếp, hãy tìm những điểm chung đích thực để gắn kết. "Con người thường bị cuốn hút với những người có cùng nhiệt huyết với những điều họ quan tâm", Brownlee nói.

Nhìn xung quanh văn phòng của sếp hoặc chú ý đến tóm tắt cuối tuần của họ để biết được bạn và họ có chung mối quan tâm nào hay không.

Nó có thể đơn giản như những sở thích tương tự, có con ở cùng độ tuổi, đến từ cùng một quê hương hoặc ủng hộ cùng một đội thể thao.

"Tôi nhớ đã gắn kết với một anh chàng bởi vì chúng tôi đi cùng tuyến đường đi làm", Brownlee nói. "Điều đó đã trở thành bàn đạp cho những thứ khác".

Giúp sếp một số công việc

Sếp của bạn có thể có một danh sách dài những việc cần làm. Vì vậy, thay vì là một nhân viên làm danh sách đó dài thêm, hãy chủ động giúp sếp một số việc. Chẳng hạn, nếu sếp của bạn đề cập đến một dự án lớn trong một cuộc họp, Brownlee khuyên bạn nên gửi ý tưởng về cách bạn có thể giúp đỡ.

"Làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn và dọn bớt những lo ngại của họ ... đó thực sự là một điều tạo ra sự khác biệt lớn trong mối quan hệ với sếp".

Học từ người thân với sếp

Nếu bạn không nằm trong vòng tròn nội bộ của sếp, hãy cố gắng tìm ra ai đang ở bên trong và hỏi họ lời khuyên về cách hòa hợp với sếp.

"Hãy nói với họ rằng bạn đang cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với sếp và tìm kiếm gợi ý từ đối phương. Rất nhiều lần, những người đó sẽ mở ra và đưa cho bạn những tip về những gì sẽ hiệu quả và những gì sẽ không hiệu quả", Brownlee nói.

Đừng quá khiên cưỡng

Xây dựng mối quan hệ tốt với sếp của bạn có thể mất thời gian, nhất là khi bạn không hợp với sếp. Đừng quá khiên cưỡng.

Hãy cho mối quan hệ một thời gian để xây dựng và cố gắng để nó diễn ra tự nhiên.

"Chọn một số cơ hội để tham gia vào các sự kiện mà bạn biết ông chủ sẽ ở đó. Điều đó cho bạn cơ hội được ở trong không gian của họ", Brownlee nói.

Minh Tuấn