|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nên làm gì khi đồng nghiệp có tiền lương cao hơn bạn?

10:58 | 07/07/2019
Chia sẻ
Tình huống phát hiện ra đồng nghiệp cùng chức vụ lại có mức tiền lương cao hơn bạn quả thực không dễ chịu nhưng bạn nên làm gì?

Theo một nghiên cứu mới từ Viện nghiên cứu ADP, phụ nữ kiếm được trung bình 25 USD/ giờ làm việc, tương đương 79% so với mức lương các đồng nghiệp nam của họ kiếm được. Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu bảng lương từ 13 triệu nhân viên tại 30.000 công ty trên tám lĩnh vực tại Mỹ.

Phát hiện ra rằng một đồng nghiệp làm cùng một công việc và có trình độ tương tự được trả nhiều tiền hơn bạn có thể là một trải nghiệm khá bực bội. Chuyên gia của CNBC 5 sai lầm phổ biến nhất cần tránh khi giải quyết vấn đề cũng như các giải pháp thay thế hiệu quả.

1. Không hành động chỉ vì tức giận

Bạn có thể cảm thấy rất bức xúc nhưng tình huống này xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ. Dù sự thất vọng của bạn là điều dễ hiểu, cách tiếp cận ăn miếng trả miếng khiến bạn trở thành người không chuyên nghiệp cũng như khiến bạn mất tập trung khi xác định những điểm quan trọng cần đưa ra khi nói về trường hợp của mình.

Thay vào đó, dành một chút thời gian để xử lý tin tức và làm dịu cảm xúc bản thân. Hãy tự hỏi: Tôi có xứng đáng được tăng lương không?

Nếu câu trả lời là có, hãy cho sếp của bạn biết về khoản tiền bạn đáng được nhận. Điều quan trọng là bạn phải nêu cụ thể về chủ đề buổi gặp để họ có thể chuẩn bị và không cảm thấy bất ngờ.

2. Không đề cập đến tên hoặc mức lương cụ thể

Hãy nhớ rằng cuộc trò chuyện này là về bạn chứ không phải đồng nghiệp của bạn. Chi tiết về việc bạn phát hiện ra mức lương cao hơn của đồng nghiệp không liên quan. Mục tiêu của bạn là giữ cho cuộc trò chuyện tập trung vào hiệu suất và giá trị bạn đóng góp cho công ty.

Thay vào đó, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với sự tích cực bằng cách giải thích bạn đã làm việc chăm chỉ như thế nào, bạn đã trải nghiệm môi trường làm việc như thế nào và bạn muốn biết những gì bạn có thể làm để tăng lương.

105974679-1560866978743twenty20_49226b96-1143-4043-a04f-630d89f4b75e

Nguồn: CNBC

3. Không tìm hiểu dữ liệu thị trường

Nhiều người không thực sự nghiêm túc giải quyết vấn đề hay thực hiện một số nghiên cứu thị trường. Họ thường cho rằng việc làm thêm giờ hay đi làm đúng giờ hàng ngày là đủ để tăng lương. Nhưng sự thật không phải vậy.

Thay vào đó, hãy thể hiện rằng bạn có hiểu biết sâu sắc về mức lương cho các vị trí tương đương. Bạn nên tham khảo ý kiến các nhà tuyển dụng trung gian, người quản lý hoặc những người khác trong ngành để có cái nhìn khách quan hơn về mức lương hiện có và những gì bạn nên mong đợi.

Hãy chuẩn bị sẵn thông tin về chức vụ của bạn để có thể thảo luận về các lĩnh vực tăng trưởng tiềm năng. Ví dụ, nếu bạn thấy rằng bạn là một người có thành tích cao nhưng có mức lương thấp hơn, hãy nói lên điều đó. Một nhân viên giá trị là người hiểu giá trị của mình.

4. Không thỏa hiệp với lời từ chối

Sếp của bạn có thể kết luận rằng việc tăng lương không thể nhanh chóng. Dù lý do là gì, đừng chỉ nhún vai và chấp nhận thực tế.

Thay vào đó, cuộc trò chuyện không nên kết thúc với kết quả là số 0. Hãy kiên trì hỏi chính xác những gì cần phải làm để bạn được tăng lương. Ví dụ, nếu sếp của bạn nói rằng bạn chưa đủ điều kiện, hãy hỏi: "Tôi cần làm gì để được tăng lương?".

Nếu sếp của bạn nói ngân sách công ty hiện tại không đủ để tăng lương, hãy hỏi: "Khi nào là thời điểm hợp lý để xem lại cuộc trò chuyện này?".

Hãy chắc chắn rằng bạn đạt được cả hai thỏa thuận về các mục tiêu bạn cần đạt được và khung thời gian mà bạn có thể theo dõi. Ghi lại tất cả mọi thứ bạn đã thảo luận và nhắc lại với sếp thường xuyên để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng.

Việc đề xuất một số lợi ích khác thay vì tăng lương cũng khá hiệu quả. Bạn có thể đàm phán thêm thời gian nghỉ phép, khả năng làm việc từ xa hoặc nâng chức vụ.

5. Không ở lại công ty vì sợ hãi

Tùy thuộc vào ngành nghề của bạn, có thể có rất nhiều cơ hội cho bạn trong thị trường việc làm. Nếu bạn phát hiện ra rằng công ty không có kế hoạch hỗ trợ bạn tốt hơn thì hãy từ bỏ.

Bắt đầu công việc mới của bạn càng sớm càng tốt nếu đã xác định tình huống cụ thể. Nó có thể mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng bạn có thể có cơ hội tốt hơn để đàm phán mức lương cao hơn đáng kể tại một công ty khác.

Hơn nữa, nếu bạn nhận được một lời mời làm việc ở nơi khác, công ty hiện tại của bạn có thể sẵn sàng xem xét lại đề xuất tăng tiền lương của bạn để giữ bạn ở lại.

Thu Phương

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.