|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

NBS: Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc duy trì tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi

03:27 | 31/01/2022
Chia sẻ
Chỉ số này ở mức trên 50 điểm cho thấy sự tăng trưởng, còn dưới ngưỡng 50 phản ánh sự sụt giảm.
NBS: Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc duy trì tăng trưởng khi nền kinh tế phục hồi - Ảnh 1.

Một nhà máy ở Trung Quốc. (Ảnh: AP).

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 30/1 cho biết, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất của nước này ở mức 50,1 điểm trong tháng 1/2022, giảm so với mức 50,3 điểm hồi tháng 12/2021.

Chỉ số này ở mức trên 50 điểm cho thấy sự tăng trưởng, còn dưới ngưỡng 50 phản ánh sự sụt giảm.

Chuyên gia thống kê cao cấp Zhao Qinghe của NBS cho biết, tăng trưởng của ngành đã chậm lại vào tháng Giêng do một số ngành phụ bước vào thời kỳ thấp điểm và nhu cầu thị trường giảm sút.

Số liệu cũng cho thấy PMI trong lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc ở mức 51,1 điểm trong tháng 1/2022, giảm so với mức 52,7 trong tháng 12/2021. Chỉ số PMI tháng 1/2022 cho thấy nhu cầu trong nước vẫn không đáp ứng đủ và nền kinh tế đang chịu áp lực đi xuống, nhà phân tích Wen Bin, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Minsheng Trung Quốc, cho biết.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã nhấn mạnh "áp lực sẽ gấp ba" đối với nền kinh tế hiện nay do nhu cầu giảm, cú sốc nguồn cung gián đoạn và kỳ vọng yếu.

Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương được tổ chức vào tháng trước đã nhiều lần nhấn mạnh "ổn định" là ưu tiên hàng đầu cho các chính sách kinh tế của quốc gia này vào năm 2022.

Kết quả khảo sát của Caixin/Markit công bố ngày 30/1 cũng cho thấy lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc trong tháng 1/2022 đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 23 tháng. Điều này cho thấy chi phí kinh tế khổng lồ từ chính sách "Không COVID-19" (Zero-COVID), trong bối cảnh số ca mắc gia tăng và các biện pháp hạn chế đã gây sức ép lên sản lượng và nhu cầu.

Trong khi đó, chỉ số PMI của Caixin/Markit đã giảm xuống 49,1 điểm trong tháng 1/2022, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang phải áp dụng các biện pháp phong tỏa trên toàn quốc. Con số trên thấp hơn so với ước tính giảm từ 50,9 trong tháng 12/2021 xuống 50,4 điểm trong tháng 1/2022 mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra.

Chỉ số PMI yếu kém nói trên có khả năng củng cố đồn đoán của thị trường về việc các nhà hoạch định chính sách cần triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ để ổn định nền kinh tế đang suy yếu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vân Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.