|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Nan giải tìm câu trả lời cho bài toán giải quyết tắc nghẽn cảng hàng không

22:04 | 15/12/2017
Chia sẻ
Hiện nay chỉ có 4 trong tổng số 21 cảng hàng không có nhà ga hàng hóa riêng biệt. Các cảng hàng không còn lại không có nhà ga hàng hóa, toàn bộ hàng hóa xử lý trong nhà ga hành khách.

nan giai tim cau tra loi cho bai toan giai quyet tac nghen cang hang khong WB: ‘Thủ tục hành chính chiếm 76% thời gian nhập khẩu là một rào cản ngành logistics VN'
nan giai tim cau tra loi cho bai toan giai quyet tac nghen cang hang khong ‘Chỉ số năng lực logistics giảm 16 bậc trong 2 năm, Việt Nam đang mất lợi thế cạnh tranh’

Theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển thị trường hàng không nhanh nhất thế giới. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá trị cao như dệt may, điện tử...tiếp cận nhanh với thị trường quốc tế một phần nhờ vận tải hàng không.

nan giai tim cau tra loi cho bai toan giai quyet tac nghen cang hang khong
(Ảnh: VnEconomy)

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Xuân Quang, Tổng giám đốc Vietjet Air Cargo hiện vận tải hàng không chiếm một phần nhỏ trong khối lượng hàng hoá Việt Nam, chiếm 25% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Chuỗi cung ứng ngành hàng không đóng góp 3 tỷ USD vào GDP của cả nước. Các hãng hàng không Việt Nam chủ yếu khai thác khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà chưa có đường bay khai thác khu vực Bắc Mỹ.

Sản lượng khai thác vận chuyển hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong năm 2016 của ngành không đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2017, con số này nâng lên 1,4 triệu tấn và 2,5 triệu tấn năm 2020.

Ông Quang cho biết thêm thị trường hàng không Việt Nam vẫn đang là sân chơi cho các hãng nước ngoài "Thị phần hàng không của Việt Nam chiếm 12%, đều là của 3 hãng hàng không trong khi đó con số này lẽ ra phải là khoảng 60%. Trái lại, 58 hãng nước ngoài chiếm tới 80% trong việc xuất hàng hóa quốc tế. Đây là vấn đề đáng suy nghĩ".

Trong phiên thảo luận Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017, các diễn giả cho rằng chi phí vận chuyển hàng hoá qua đường hàng không của Việt Nam hiện nay quá cao bởi chưa có đường bay chuyên phục vụ vận chuyển hàng hoá. Ông Quang cho rằng giá thành vận chuyển phụ thuộc vào thị trường. Chẳng hạn như vận chuyển hàng từ từ Hà Nội đi Dubai đắt hơn so với sang Bangkok. Nguyên nhân là do chưa có đường bay đi Dubai nên chi phí cao, Bangkok có đường bay nên rẻ hơn. Hàng không chưa có đường bay chuyên chở vận tải hàng hoá khiến cước cao vì vậy ít doanh nghiệp lựa chọn hình thức vận tải này.

Ông Quang đề xuất sung thêm cần có những đội bay chuyên chở hàng hoá đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Ở miền Bắc, khu vực Hà Nội đang rất cần một số trung tâm logistics hàng không tiêu chuẩn, được trang bị hệ thống phân loại, bốc xếp hiện đại đáp ứng được nhu cầu xử lý hàng hóa vận tải đường hàng không với các yếu tố nhanh, giá trị cao, dễ hư hỏng...

Theo Báo cáo logistics Việt Nam 2017, hiện nay chỉ có 4 trong tổng số 21 cảng hàng không có nhà ga hàng hóa riêng biệt. Các cảng hàng không còn lại không có nhà ga hàng hóa, toàn bộ hàng hóa xử lý trong nhà ga hành khách.

Tình trạng ùn tắc hàng hóa thường xuyên xảy ra và đặc biệt nghiêm trọng trong mùa cao điểm xuất phát từ cơ sở hạ tầng kho bãi chật hẹp, thời gian bốc xếp, phân loại xử lý hàng hóa chậm...không đáp ứng với sự tăng trưởng lượng hàng hóa tại sân bay.

Vấn đề này sẽ tiếp tục tái diễn nếu như không có sự nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực Nội Bài cũng như chiến lược phát triển hoạt động của sân bay vệ tinh (sân bay Cát Bi, Hải Phòng) nhằm giảm tải cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng không hiện chủ yếu đi qua sân bay Nội Bài.

Với khu vực sân bay Cát Bi, xây dựng một trung tâm logistics hàng không cũng cần được đặt trong chiến lược phát triển logistics dài hạn của Hải Phòng. Với vị trí ngay sát cạnh khu vực cảng biển, một trung tâm logistics theo kinh nghiệm của sân bay Changi hoặc Hồng Kông sẽ biến khu vực này trở thành một trung tâm xử lý hàng hóa sôi động bậc nhất tại khu vực phía Bắc.

Báo cáo logistics 2017 đề xuất Việt Nam có thể tham khảo mô hình trung tâm logistics tại một số nước phát triển trên thế giới, ví dụ mô hình trung tâm logistics của Nhật Bản. Theo đó, các khu vực với chức năng khác nhau được thiết kế để phát huy cao nhất chức năng của mình nhưng vẫn đảm bảo tính liên thông (vận tải nội bộ trong trung tâm, kết nối dữ liệu, tận dụng các nguồn lực và quỹ không gian chung...).

Theo các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng vận tải hàng không sẽ đạt từ 14-15%/năm. Trên thực tế, các tập đoàn nước ngoài lớn tại Việt Nam đã chủ động tham gia đầu tư phát triển hạ tầng logistics phục vụ cho nhu cầu của họ như Samsung SDS mua cổ phần của kho ALS tại Nội Bài, kho hàng đang phục vụ cho hãng hàng không Korean Air tới tần suất khai thác ngày 4 chuyến bay freighter từ Hà Nội. Sản lượng hàng Sam Sung hiện chiếm khoảng 35% tổng sản lượng hàng hóa đi qua sân bay Nội Bài.

Đức Quỳnh