Nắm trong tay hàng chục nghìn tỷ đồng: 'Siêu tổng công ty' SCIC rót tiền vào đâu?
Sau thương vụ 'đình đám' Vinaconex, SCIC muốn bán bớt cổ phiếu FPT |
Danh mục đầu tư của SCIC chưa hợp lý, chủ yếu là hoạt động gửi tiền có kỳ hạn. |
Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán liên quan đến quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước năm 2017 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Nguồn vốn hình thành vốn điều lệ không đảm bảo cơ cấu theo kế hoạch
Liên quan tới quản lý tiền và các khoản tương đương tiền, tại thời điểm ngày 31/12/2017, số dư tiền gửi có kỳ hạn của SCIC là 23.284 tỷ đồng, trong đó tiền gửi là 18.704 tỷ đồng, tiền gửi Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 4.580 tỷ đồng.
Kiểm toán Nhà nước cho biết, về cơ bản, SCIC đã quản lý, sử dụng tương đối tốt và phát huy hiệu quả tiền nhàn rỗi, riêng năm 2017 lãi tiền gửi ngân hàng đã mang lại khoản doanh thu hoạt động tài chính 922,1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra một số mặt tồn tại. Cụ thể, việc lựa chọn ngân hàng gửi tiền được thực hiện theo quy chế: “Các ngân hàng thương mại có quy mô lớn, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng”. Nhưng hướng dẫn này còn chung chung, không quy định cụ thể, ban hành danh mục các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá quy mô và mức độ an toàn của ngân hàng.
Về xác định mức tiền gửi, thời hạn và lãi suất tiền gửi, Kiểm toán Nhà nước đánh giá, quy chế quản lý tiền gửi chưa quy định việc xây dựng phương pháp xác định lượng tiền nhàn rỗi, thời gian gửi tiền.
Về quản lý các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của SCIC là 39.546 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 21.905 tỷ đồng, tăng 7.183 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2012.
Kiểm toán Nhà nước ch rằng, như vậy, nguồn vốn hình thành vốn điều lệ không đảm bảo cơ cấu nguồn theo phương án SCIC đề xuất trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị tiếp nhận các doanh nghiệp mới giai đoạn 2013-2017 là 3.352 tỷ đồng, chỉ đạt 15,2% về giá trị so với phương án đề xuất là 22.000 tỷ đồng, Quỹ đầu tư phát triển 3 năm 2013-2015 là 5.400 tỷ đồng, đạt 84,3% so với phương án (6.400 tỷ đồng).
Danh mục đầu tư chưa hợp lý, khoản tự đầu tư mang lại hiệu quả thấp
Về sử dụng vốn điều lệ, giai đoạn năm 2013-2015, theo kế hoạch hàng năm của SCIC được Hội đồng thành viên phê duyệt giá trị dự kiến giải ngân là 17.456 tỷ đồng tuy nhiên giá trị thực tế thực hiện giải ngân là 9.072 tỷ đồng, đạt 52% so với kế hoạch.
Luỹ kế từ năm 2013 đến hết năm 2017, giá trị vốn đầu tư giải ngân của SCIC thấp hơn nhiều so với phương án đề ra, trong đó có một số khoản đầu tư có giá trị lớn như: Mua trái phiếu Chính phủ 5.000 tỷ đồng, gốp vốn thành lập SIC 1.000 tỷ đồng, góp vốn vào CTCP Gang thép Thái Nguyên 1.000 tỷ đồng (đã thoái hết vốn vào năm 2017), mua cổ phiếu MBB 1.864,8 tỷ đồng…
Nếu loại trừ khoản đầu tư vào CTCP Gang thép Thái Nguyên thì giá trị đầu tư là 9.313 tỷ đồng, tức là chỉ thực hiện được 31% kế hoạch. Trong đó, đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ là 53,67 tỷ đồng (Nhà máy bột giấy Phương Nam 35,67 tỷ đồng, dự án 29 Liễu Giai 18 tỷ đồng).
“Như vậy, việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm của SCIC chưa sát với thực tế, tại thời điểm lập kế hoạch danh mục các khoản đầu tư, đặc biệt là cổ phiếu, trái phiếu trung hạn, mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu cơ hội mà chưa có quyết định phê duyệt về chủ trương hay quyết định góp vốn của Hội đồng thành viên”, Kiểm toán Nhà nước nêu.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, SCIC chưa tiến hành điều chỉnh kế hoạch đầu tư để cân đối, bố trí nguồn vốn hợp lý hơn. Theo báo cáo của SCIC, nguyên nhân chính dẫn đến việc SCIC không tiến hành giải ngân là do cơ hội đầu tư không phù hợp.
Tại thời điểm 31/12/2017, tổng giá trị đầu tư bằng nguồn của SCIC là 40.199,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của Kiểm toán Nhà nước, cơ cấu danh mục đầu tư của SCIC chưa hợp lý, chủ yếu là hoạt động gửi tiền có kỳ hạn; lợi ích thu được chủ yếu từ cổ tức của một số ít doanh nghiệp SCIC nhận bàn giao (chiếm 93,3% doanh thu cổ tức được chia từ các doanh nghiệp SCIC tiếp nhận vốn) như Vinamilk, Ftel, Vinaconex, Dược Hậu Giang, Bảo hiểm Bảo Minh, Nhựa Bình Minh, Traphaco, FPT…
Còn lại tỷ suất lợi nhuận của các đơn vị khác đều thấp, có 61/122 doanh nghiệp không có lợi nhuận, cổ tức được chia trong năm 2017 (tương ứng với số vốn đầu tư SCIC đang quản lý là 1.593 tỷ đồng). Nguyên nhân do các công ty kinh doanh thua lỗ, hoặc bị thu hồi đăng ký kinh doanh hoặc tỷ lệ vốn của SCIC thấp nên không quyết định được việc chia cổ tức.
Các khoản SCIC tự đầu tư cũng mang lại hiệu quả thấp, tỷ suất sinh lời năm 2017 là 6,4% trên giá trị vốn đầu tư, trong đó chủ yếu là lợi tức từ khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ 330 tỷ đồng, lợi tức từ trái phiếu MBBank 101 tỷ đồng, từ CTCP Hạ tầng BĐS Việt Nam, Cảng Vũng Áng Việt - Lào…
“Nhiều khoản đầu tư hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả như một số khoản đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện. Ngoài ra, SCIC còn đầu tư, góp vốn mua cổ phần một số doanh nghiệp bất động sản tuy nhiên các doanh nghiệp này chậm triển khai trong thời gian dài, dẫn tới số tiền đầu tư của SCIC bị tồn đọng nhiều năm, gây lãng phí vốn”, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết thêm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/