|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa

16:10 | 10/08/2020
Chia sẻ
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, trong Nghị quyết đã nêu ra mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 70% nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng trong nước; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp; có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực để cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể, trong lĩnh vực linh kiện phụ tùng, phát triển linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử, đến hết năm 2025 đáp ứng được 45% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 2030, cung ứng được 65% nhu cầu trong nước và đẩy mạnh sản xuất các lĩnh vực sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày, phát triển nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ ngành dệt may - da giày, đến năm 2025, tỉ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, ngành da giày đạt khoảng 75 - 80%, với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ cho sản xuất xuất khẩu.

Về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; phát triển hệ thống doanh nghiệp cung cấp thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, hỗ trợ chuyển giao công nghệ trong công nghiệp công nghệ cao. 

Đồng thời, hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, để làm tiền đề cho phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này. Hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ đưa ra 7 nhóm giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, bao gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; Đảm bảo và huy động hiệu quả nguồn lực phát triển công nghiệp hỗ trợ; Giải pháp về tài chính, tín dụng; Phát triển chuỗi giá trị trong nước; Phát triển và bảo vệ thị trường; Nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và nhóm giải pháp về Thông tin truyền thông, thống kê và cơ sở dữ liệu.

Như Ngọc

[Infographic] Bức tranh kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm qua các con số
Trong 4 tháng đầu năm, xuất hiện nhiều điểm sáng của nền kinh tế như: Xuất siêu hơn 8 tỷ USD, sản xuất công nghiệp phục hồi tăng trưởng 6%, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6,2 triệu lượt khách, cao hơn cả cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui vẫn cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập thị trường.