Năm 2018, Quốc hội giám sát chuyên đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa | |
Thủ tướng và 4 Phó Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn từ 13-15/6 |
Đáng chú ý, trong năm 2018, Quốc hội sẽ giám sát 1 chuyên đề về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, lý do chuyên đề cổ phần hóa DNNN được lựa chọn là vì qua đến ngày 1/6, Tổng Thư ký Quốc hội nhận được 396 phiếu/491 đại biểu Quốc hội, trong đó có 302/396 ý kiến (76,2 %) tán thành giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Các chuyên đề được đề xuất khác có tỷ lệ lựa chọn thấp hơn. Trong đó, có 288/396 ý kiến (72,7 %) tán thành giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2018, Quốc hội giám sát chuyên đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Ảnh: NDH. |
Cũng trong phiên họp sáng 12/6, Đại biểu Quốc hội (ĐB) Phùng Đức Tiến có những ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Về thời điểm báo cáo quyết toán ngân sách, ĐB Tiến cho rằng nếu các cơ quan hữu quan hoàn thành việc báo cáo vào cuối năm đồng thời với việc xin ý kiến về dự toán ngân sách năm sau sẽ hợp lý hơn, giảm độ trễ cũng như đảm bảo được tính liên tục, liên công.
Về việc thu nội địa, theo ĐB Tiến, trong những năm qua thu từ doanh nghiệp nhà nước, thu từ vốn đầu tư nước ngoài, thu từ nguồn thu sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài quốc doanh cho thấy về giá trị tuyệt đối tăng liên tục song về tương đối so với thu nội địa còn sụt giảm. Cụ thể năm 2013, thu từ 3 khu vực này đạt 79% so với thu nội địa thì năm 2014 chỉ đạt 72,63%, theo báo cáo sơ bộ 2016 dự kiến chỉ còn 68,72%.
Việc quản lý sử dụng vốn vay chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao thể hiện qua nhiều dự án chậm tiến độ, trong tổng mức đầu tư, tăng chi phí lãi vay, kéo dài thời gian thu hồi vốn, hiệu quả đầu tư thấp tạo thêm gánh nặng cho nợ công. Trong thời gian tới nhu cầu vốn vay rất lớn song nếu tiếp tục đầu tư như thời gian vừa qua, dàn trải, thất thoát lãng phí sẽ dẫn tới tăng rủi ro cho hệ thống tài chính, mất an toàn nợ công có thể gây bất ổn kinh tế vĩ mô.
ĐB Tiến nhấn mạnh, Chính phủ cần có cơ chế phân bổ vốn đầu tư đảm bảo tính minh bạch, đảm bảo tính giám sát vốn đầu tư chặt chẽ, chống thất thoát lãng phí các dự án đầu tư công và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Có thực trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích, có những khoản chi chưa đạt dự toán.
Cũng trong phiên họp sáng 12/6, ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) nêu ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước.
ĐB Phúc cho rằng, việc phân bổ nguồn vốn còn rất chậm nên nhiều công trình đầu tư từ ngân sách đang khó khăn về vốn, đặc biệt là các công trình đầu tư từ Trung ương.
Để giải bài toán này, ĐB Phúc đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch, nhất là tiếp tục bố trí vốn để triển khai dứt điểm các công trình đang thi công dở dang ở các địa phương, sớm đưa vào khai thác và tránh lãng phí.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/