|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Mỹ: Thắng – Thua khi trao đổi thương mại với Trung Quốc

10:18 | 06/04/2017
Chia sẻ
Bloomberg cho biết, dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 347 tỷ USD, tám bang của Mỹ, dẫn đầu là Louisiana, vẫn có lợi nhuận khi trao đổi thương mại với Trung Quốc.

Tám bang của Mỹ, với ít nhất một điểm chung, có lẽ hy vọng tổng thống Donald Trump sẽ củng cố mối quan hệ hợp tác với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ mát của ông ở Floria trong tuần này. Đứng đầu trong tám bang có thể là Louisiana, bang có thặng dư thương mại lớn nhất với Trung Quốc, sau đó là Washington, Oregon, Alabama và Alaska.

Khi còn tranh cử tổng thống, ông Trump chỉ trích Trung Quốc không công bằng trong thương mại, và đe dọa sẽ áp đặt thuế suất lên hàng nhập khẩu Trung Quốc, gây ra sự lo lắng về một cuộc chiến thương mại. Tuy vậy, cho đến nay chính quyền Trump vẫn giữ cách tiếp cận nhẹ nhàng, dù ông lặp đi lặp lại rằng muốn nâng cấp môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Mỹ.

Một điều chắc chắn đó là sự thay đổi mô hình thương mại giữa hai cường quốc có nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể dẫn đến kết quả khó lường. Và điều này đặc biệt chính xác đối với các bang có thặng dư thương mại, gồm cả 6 bang bỏ phiếu cho ông Trump như Nam Carolina, Tây Virginia và Montana.

Mỹ công bố thâm hụt thương mại trị giá 347 tỷ USD với Trung Quốc vào năm ngoái, riêng California chiếm 1/3. Theo báo cáo của Bộ ngoại thương Mỹ, khoảng 30 bang đã nhập khẩu ít nhất 1 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, nhiều hơn số xuất khẩu.

my thang thua khi trao doi thuong mai voi trung quoc
Mỹ có thâm hụt thương mại trị giá 347 tỷ USD với Trung Quốc, nhưng tám bang của Mỹ, dẫn đầu là Louisiana, có thặng dự thương mại với Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg.

Vùng Gulf Coast của bang Louisiana, với các nhà máy lọc hóa và hóa chất, đã trở thành nơi nhận được lợi ích nhiều nhất từ thương mại với Trung Quốc vào năm 2016, nâng thặng dư thương mại của bang đạt mức 6,8 tỷ USD. Trong khi đó, ở miền Tây Nam nước Mỹ, thặng dư thương mại của Washington là 4,6 tỷ USD. Số liệu từ Hiệp hội thương mại Mỹ cho thấy tổng giá trị xuất khẩu của các bang trong năm 2015 là 15,4 tỷ USD, và hầu hết mặt hàng xuất khẩu là của hạng mục thiết bị giao thông vận tải, gợi ý có thể có rất nhiều rủi ro cho công ty tư nhân lớn nhất là Boeing.

my thang thua khi trao doi thuong mai voi trung quoc
Năm bang có lợi nhuận khi trao đổi thương mại với Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg.

Thâm hụt thương mại tệ nhất với Trung Quốc gồm bốn trong năm bang nổi tiếng nhất nước Mỹ. Trong đó phải kể đến trung tâm công nghệ California, với giá trị xuất khẩu máy tính và đồ điện năm 2016 của bang là 14,4 tỷ USD, trong khi nhập khẩu lên tới 144,1 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc về cây trồng và nguyên liệu tái chế ở Illinois và New York cũng vượt qua giá trị xuất khẩu của các bang này.

my thang thua khi trao doi thuong mai voi trung quoc
Năm bang có thâm hụt thương mại tệ nhất với Trung Quốc. Nguồn: Bloomberg.

Ông Michael McDonough, chuyên gia phân tích kinh tế học của Bloomberg, cho biết mặc dù phần lớn các bang có thể được lợi từ việc tái cân bằng thương mại với Trung Quốc, ông Trump nên suy nghĩ cẩn thận về việc tập trung vào các lệnh trừng phạt thương mại như một giải pháp khi ông gặp ông Tập vào thứ Năm (6/4) và thứ Sáu (7/4) tuần này. Các hành động cứng rắn có thẻ gây nguy hại cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ.

Người mua hàng ở Wal-Mart và Target sẽ thấy giá tăng ngay lập tức ở các sản phẩm nhập khẩu. Các công ty Mỹ bán hàng hay sản xuất ở Trung Quốc sẽ thu được ít lợi nhuận hơn. Những lợi ích từ sự trở lại của việc làm sản xuất ở Mỹ sẽ trở nên không chắc chắn. Chi phí nhân công cao, tự động hóa và chuỗi cung ứng gặp khó khăn, tất cả khiến các công ty khó có thể đặt kinh doanh tại Mỹ. Các thông tin gợi ý rằng chính quyền ông Trump cần phải hài lòng với những chiến thắng mang tính tượng trưng, hơn là các lệnh trừng phạt lớn.

Vì vậy, trừ khi thành phố New York có thật nhiều thùng hàng và phế liệu kim loại để có thể xuất sang Trung Quốc, con đường để giảm thâm hụt thương mại của ông Trump sẽ cần phải thông qua ông Tập và buổi gặp mặt ‘ khó khăn’ đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong tuần này.

Lyly Cao

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).