Mỹ mong muốn đầu tư 500 triệu USD vào doanh nghiệp Việt trong 3 năm tới
“Đến Việt Nam lần này, tôi muốn gặp gỡ các nhà đầu tư và tìm hiểu tại sao một môi trường đầu tư đấy tiềm năng nhưng vẫn chưa có nhiều dự án đầu tư của Mỹ được triển khai, và chúng tôi thật sự mong danh mục này tăng lên trong thời gian tới.”
Bà Elizabeth L.Littlefield, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại Mỹ đến thăm và làm việc tại TPHCM. Ảnh: Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCMw) |
Đó là lời của bà Elizabeth L.Littlefield, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại Mỹ (OPIC) khi trao đổi với báo chí, nhân chuyến thăm và làm việc tại TPHCM ngày 25.10 vừa qua. Theo bà, trong giai đoạn tổng thống Barack Obama đương nhiệm, tổng số vốn đầu tư của OPIC vào riêng khu vực châu Á đã tăng gấp 3 lần, lên đến con số 4 tỉ USD.Bà Elizabeth L.Littlefield, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Cơ quan đầu tư tư nhân hải ngoại Mỹ đến thăm và làm việc tại TPHCM. Ảnh: Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCMw.
Tuy nhiên, điều đáng nói là danh mục đầu tư ở thị trường Việt Nam vẫn chẳng thấm vào đâu trong con số kể trên, nếu không nói là rất hạn chế, chỉ có một vài dự án đáng kể. Vì vậy, chính phũ Mỹ muốn đẩy mạnh đầu tư vào khu vực tư nhân ở thị trường Việt Nam, nhắm mục tiêu 3 năm tới, tổng danh mục đầu tư tại đây đạt đến 500 triệu USD.
Các lĩnh vực bà Elizabeth Littlefield rất quan tâm ở thị trường Việt Nam là cơ sở hạ tầng, ngân sách, bảo hiểm, môi trường, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo. Sau chuyến thăm, bà cho biết sẽ đẩy mạnh truyền tải, chia sẻ các thông tin và cơ hội đầu tư tại Việt Nam nói chung và TP.HCM đến các doanh nghiệp Mỹ.
Bà Elizabeth L.Littlefield trong buổi làm việc với chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ngày 25.10. (Ảnh: UBND TP.HCM) |
Về tiêu chí hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và dự án tư nhân, đại diện OPIC khẳng định chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ nếu doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, có kế hoạch kinh doanh hợp lý, khả thi về mặt thương mại, đối tác tham gia dự án có đạo đức kinh doanh tốt, tuân thủ nghiêm túc các quy tắc về lao động, môi trường, các dự án chưa nhận vốn từ ngân hàng thương mại và đặc biệt là phải có sự tham gia của các công ty Mỹ.Bà Elizabeth L.Littlefield trong buổi làm việc với chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ngày 25.10. Ảnh: UBND TP.HCM
Kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp của OPIC tại các thị trường mới nổi có thể xem là độc nhất vô nhị. Những hỗ trợ tài chính này đã giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt chân vào các phân khúc cao người tiêu dùng, cũng như nhu cầu gia tăng về hàng hóa và dịch vụ. Hơn một nửa các dự án mà OPIC hỗ trợ là cho các doanh nghiệp nhỏ.
Bà Elizabeth L. Littlefield được Tổng thống Obama bổ nhiệm làm Chủ tịch và Giám Đốc Điều Hành của OPIC, mang hàm Thứ trưởng. Năm 2012, bà Littlefield đã được Ngoại trưởng Hillary Clinton vinh danh Bộ trưởng có thành tích xuất sắc, giải thưởng cao quý nhất trong ngành ngoại giao.
Từ năm 2000-2010, bà Littlefield là Giám đốc điều hành của CGAP (Nhóm Tư vấn hỗ trợ người nghèo), một trung tâm chính sách và nghiên cứu hướng đến thúc đẩy sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ tài chính. Trong thời gian đó, bà Littlefield cũng giữ cương vị là Giám đốc khu vực tài chính và kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới.
Trước khi gia nhập CGAP vào năm 1999, bà Littlefield là Giám đốc điều hành của JP Morgan, phụ trách thị trường vốn và tài chính ở khu vực thị trường mới nổi châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Dưới sự lãnh đạo của bà Littlefield, cam kết hàng năm của OPIC đối với các dự án tài nguyên tái tạo tăng gấp mười lần trong ba năm, đạt 1,5 tỉ USD, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập tăng lên cho ngân sách liên bang - đạt 426 triệu USD vào năm 2013.
OPIC, Cơ quan Tài chính Phát triển của Chính phủ Mỹ, hỗ trợ các công ty Mỹ đầu tư vào các thị trường mới nổi nhằm giải quyết những thách thức đặt ra trong quá trình phát triển, từ việc tiếp cận nước sạch, điện năng, nhà ở, giáo dục cho tới tiếp cận vốn. Hiện OPIC đang mở rộng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp tại hơn 160 quốc gia đang phát triển trên thế giới. Tính đến năm 2015, danh mục đầu tư của OPIC đã lên đến 19,9 tỉ USD.
OPIC làm việc với khu vực tư nhân để kích thích đầu tư trong thị trường đầy thách thức này bằng cách cung cấp các giải pháp cho các vấn đề thường gặp như thiếu vốn, rủi ro pháp lý và chính trị. Theo đó, OPIC điều chỉnh các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cá nhân và dự án.
Các sản phẩm OPIC cung cấp gồm Đầu tư tài chính (cho vay trực tiếp và bảo lãnh lên đến 250 triệu USD trong kỳ hạn 20 năm, các chương trình đặc biệt cho danh nghiệp vừa và nhỏ); Bảo hiểm rủi ro chính trị (bảo hiểm lên đến 250 triệu USD để bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro chuyển đổi tiền tệ, sự can thiệp của chính phủ và bạo lực chính trị kể cả khủng bố); Quỹ đầu tư.
-->