Mỹ lên kế hoạch siết chặt quản lý đối với các công ty 'vỏ bọc'
Công ty "vỏ bọc" là công ty không thực sự có hoạt động kinh doanh hay tài sản nào và thường được lập ra với mục đích tránh thuế và trốn thuế.
Đợt chấn chỉnh này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden nỗ lực ngăn chặn tình trạng “sáp nhập” trước Ngày Quốc tế chống tham nhũng vào ngày 9/12.
Bộ Tài chính cho hay các quy tắc được đề xuất này sẽ tạo ra một cơ sở ghi lại “những chủ sở hữu được hưởng lợi” từ các công ty và nhiều quỹ tín thác. Những chủ sở hữu này được quy định là sở hữu 25% của một công ty hoặc có quyền đưa ra quyết định cho công ty đó.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết quy tắc nhắm đến quyền sở hữu trên được xem là một bước tiến quan trọng nhằm giải quyết các lỗ hổng trong khuôn khổ minh bạch doanh nghiệp, mà gây ra tình trạng tham nhũng bùng nổ và dòng tiền từ các quỹ bất hợp pháp chảy vào Mỹ.
Quy định này sẽ giúp đóng lại các kẽ hở làm suy yếu an ninh quốc gia Mỹ, thúc đẩy sự công bằng kinh tế và bảo về sự toàn vẹn của hệ thống tài chính quốc gia.
Mạng lưới Thực thi pháp luật về tội phạm tài chính (FinCEN), cơ quan giám sát tham nhũng và khủng bố của Bộ Tài chính, sẽ thu thập ý kiến người dân về quy định được đề xuất cho đến hết ngày 7/2/2022. Còn mốc thời gian để thực thi quy tắc này vẫn chưa rõ.
Trong bối cảnh lo ngại gia tăng rằng chính quyền các bang của Mỹ đang tạo ra những kẽ hở cho phép tạo ra các quỹ tín thác mà có thể đóng vai trò là "thiên đường thuế", các quan chức Bộ Tài chính cho biết cơ quan này sẽ thu thập thông tin về cách các bang khác nhau quản lý những thực thể đó.
Một tiểu ban của Quốc hội sẽ tổ chức một cuộc điều trần vào ngày 8/12 về vấn đề "thiên đường thuế" của Mỹ sau sự kiện Pandora Papers, là một cuộc điều tra quy mô lớn với sự tham gia, hợp tác của hơn 600 nhà báo từ 150 hãng truyền thông ở 117 quốc gia đối với hành vi rửa tiền và trốn thuế.