|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mỹ chính thức công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam

10:25 | 04/11/2019
Chia sẻ
Ngày 31/10, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Liên tiếp hai tin vui đến với ngành cá tra

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), việc Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành cá tra bền vững trong thời gian tới.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ thông tin về lĩnh vực thủy sản diễn ra buổi sáng ngày 4/11, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lí Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, cho biết qui định này của Mỹ chặt chẽ nhất thế giới, thậm chí vượt cả châu Âu.

Ông Thiệp thông tin trong tháng 9/2018, Mỹ đã công bố dự thảo công nhận Hệ thống của Việt Nam để xin ý kiến công chúng. 

Kết quả ý kiến ủng hộ của công chúng đối với Việt Nam đạt mức cao nhất (80%) so với tỉ lệ ủng hộ dành cho Trung Quốc (57%) và Thái Lan (40%). 

Và cuối cùng, ngày 31/10/2019, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

"Dự kiến tối nay (4/11), Mỹ sẽ đưa ra công bố chính thức ra đại chúng", ông Tiệp cho hay.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định việc đáp ứng yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ về an toàn thực phẩm đối với cá tra không hề đơn giản, khẳng định con cá tra Việt Nam đã tự tin phát triển trên thị trường thế giới.

ảnh_Viber_2019-11-04_10-15-22

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Phùng Đức Tiến. Ảnh: ĐQ

Bên cạnh đó, động thái này đã khẳng định năng lực kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất, chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã đáp ứng một trong những yêu cầu khắt khe nhất, giúp cá tra Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ Mỹ mà còn các thị trường khác.

Việt Nam được bổ sung thêm doanh nghiệp đăng xuất khẩu cá tra vào Mỹ (hiện nay là 13 doanh nghiệp) và quan trọng hơn là tạo niền tin cho nhà nhập khẩu Mỹ yên tâm nhập khẩu sẽ gia tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu cá tra vào thị trường này trong những tháng cuối năm 2019, góp phần tăng trưởng ngành hàng cá tra năm 2019.

Đáp ứng yêu cầu công nhận tương đương của Mỹ, góp phần chuyển mạnh ngành nuôi cá tra từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất lớn trên cơ sở kiểm soát có hệ thống từ con giống đến sản phẩm cuối cùng, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

Cùng với việc chính thức công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, ngày 11/10/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã thông báo quyết định sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến ngày 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam.

Theo đó Công ty Vĩnh Hoàn, Công ty Biển Đông duy trì mức thuế suất là 0 USD/kg; bổ sung 02 doanh nghiệp sẽ được xem xét áp dụng mức thuế suất là 0 USD/kg dự kiến trong tháng 11/2019 (Công ty CP Thủy sản NTSF và Công ty CP XNK Thủy sản Cần Thơ - CASEAMEX). 

Như vậy, sắp tới có 4 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu cá tra vào Mỹ với thuế suất 0 USD/kg sẽ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cá tra vào thị trường này trong những tháng cuối năm 2019.

Phát biểu tại buổi gặp gỡ thông tin về lĩnh vực thủy sản diễn ra buổi sáng ngày 4/11, ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, cho biết tác động của Hiệp định tự do thương mại sẽ tạo nền tảng để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

ảnh_Viber_2019-11-04_10-04-26

Ông Trần Đình Luân Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản. Ảnh: ĐQ

Đặc biệt, việc Mỹ công nhận tương đương với cá tra Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để đâỷ mạnh xuất khẩu.  

Ông Luân cho biết dự báo sản lượng cá tra đạt 500.000 tấn vượt kế hoạch đề ra, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, xuất khẩu.

Nỗ lực giành thị trường

Theo qui định, sau khi công nhận tương đương Bộ Nông nghiệp Mỹ tiếp tục giám sát, định kì thanh tra lại Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm chuỗi sản xuất kinh doanh cá tra Việt Nam. 

"Do vậy để duy trì việc công nhận và mở rộng xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác, chúng ta cần tiếp tục rà soát hoàn thiện và triển khai hệ thống chính sách pháp luật và tổ chức tốt việc thực thi Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh cá tra tiêu dùng trong nước và xuất khẩu", Bộ NN&PTNT nhận định.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có sản lượng cá tra 1,3 triệu tấn, Ấn Độ cũng đã có 650.000 tấn, Bangladesh 450.000 tấn, Indonesia 110.000 tấn. Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở Hải Nam. 

Sản phẩm cá tra của các nước này  đã tham gia vào thị trường xuất khẩu, mặc dù hiện đang chiếm thị phần nhỏ nhưng việc các quốc gia này đầu tư tăng sản lượng nuôi sẽ là yếu tố cạnh tranh quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 

Bộ NN&PTNT nhận định yêu cầu đặt ra là ngành cá tra phải thay đổi theo hướng tích cực cải thiện từ nuôi, chế biến, xuất khẩu, và tổ chức sản xuất, chế biến gắn kết chặt chẽ với phát triển thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.