Muôn vàn lý do lãnh đạo doanh nghiệp mua bán cổ phiếu
Cổ phiếu SBT của Công ty cổ phần mía đường Thành Thành Công Tây Ninh gần đây có khối lượng hàng triệu đơn vị mỗi phiên từ thông tin về "chung nhà" với Công ty cổ phần Đường Biên Hòa (Mã: BHS).
Thành viên HĐQT Đặng Huỳnh Ức My đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu quanh vùng giá 25.700 đồng đến 31.500 đồng/cp. Sau giao dịch, bà My tăng sở hữu từ 1,56% lên 2,74% vốn, tương ứng gần 7 triệu cổ phần. Giao dịch thực hiện ngày 29/5 - thời điểm cổ phiếu SBT trên đà tăng, chạm ngưỡng 28.500 đồng/cp.
Hiện tại giá cổ phiếu SBT đã chạm mức gần 34.000 đồng/cổ phần, tăng hơn 19% so với thời điểm bà My thực hiện mua vào. Mới đây ngày 7/6, cả SBT và BHS đã cùng nhau công bố hợp đồng sáp nhập giữa 2 công ty.
Trong ngành ngân hàng, Tổng giám đốc LienVietPostBank Phạm Doãn Sơn thông báo mua xong gần 5,2 triệu cổ phần của LienVietPostBank, thực hiện vào ngày 7/6. Giao dịch này được tung ra trong thời điểm tại LienVietPostBank đang có sự biến đổi lớn về nhân sự chủ chốt khi ông Nguyễn Đức Hưởng về lại ngân hàng này và giữ chức Chủ tịch thay cho sự ra đi của ông Dương Công Minh.
Trên sàn OTC, giá cổ phiếu LienVietPostBank giao dịch trong khoảng 10.000 đồng đến 10.200 đồng/cổ phần. Tạm tính ông Sơn đã chi hơn 50 tỷ đồng mua gần 5,2 triệu cổ phiếu trên.
Với thông tin CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) muốn mua 24,9% vốn CTCP Đầu tư và Khoáng sản AMD Group (Mã: AMD), cổ phiếu này lập tức tăng trần 8 phiên liên tục. Cùng lúc đó, 2 thành viên HĐQT AMD là Nguyễn Quốc Trưởng và ông Ngô Công Chính đăng ký bán thỏa thuận hơn 2,2 triệu đơn vị, đến ngày 8/6 đã kịp thực hiện xong. Sau đó, từ phiên ngày 8/6, cổ phiếu AMD lại quay đầu giảm sàn liên tiếp 4 phiên và đánh mất hơn 28% giá trị, hiện đang giao dịch tại 16.900 đồng/cp (chốt phiên 13/6/2017).
Mua 24,38% vốn, ROS trở thành cổ đông lớn duy nhất của AMD Group |
Không có thông tin hỗ trợ nhưng ông Lương Trí Thìn – Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (Mã: DXG) đăng ký và mua vào 5 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Lương Trí Thìn nâng tỷ lệ sở hữu lên 22,4 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 8,86%. Trước đó hồi tháng cuối tháng 2, ông Thìn cũng đã từng thực hiện mua vào 3 triệu cổ phiếu DXG.
Một sự chú ý khác của thị trường là trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 5, cổ phiếu AAA của Công ty cổ phần Nhựa và môi trường xanh An Phát tăng giá 4,78% với khối lượng giao dịch bình quân hơn 1,26 triệu đơn vị/ngày.
Đây cũng là thời điểm Chủ tịch Phạm Ánh Dương đã thoái hết 9,3 triệu cổ phần AAA, tương ứng 16,26% vốn. Thay vào đó, An Phát Holdings đã gom vào gần 7 triệu cổ phần và vẫn đang muốn gom tiếp 7,4 triệu cổ phần AAA nhằm tăng sở hữu lên gần 25% vốn. Trong khi đó, cùng thời gian này, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Phạm Hoàng Việt cũng đăng ký bán hơn 6 triệu cổ phần, tương ứng 10,66% vốn AAA.
Ngay sau đó, lập tức xuất hiện 3 công ty lần lượt là Công ty TNHH Đầu tư Việt và Dương, Công ty TNHH Đầu tư Trung và Hòa và Công ty TNHH Dương Phạm Investment, mỗi công ty gom vào 2,9 triệu cổ phiếu trở thành cổ đông lớn AAA. Giao dịch thực hiện ngay trong ngày 29/5.
AAA: Lộ diện 4 cổ đông tổ chức sở hữu hơn 40% vốn sau khi Chủ tịch và CEO bán sạch cổ phiếu |
Chủ tịch Lê Phước Vũ của Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) chào tháng 6 bằng việc bán đi gần 9,6 triệu cổ phiếu công ty. Giao dịch làm giảm lượng sở hữu từ 26,3 triệu (tỷ lệ 13,15%) xuống còn 16,7 triệu cổ phiếu (tương đương 8,36%). Ước tính thương vụ đem về cho Chủ tịch HSG hơn 310 tỷ đồng.
Thời gian ông Vũ thực hiện giao dịch, giá cổ phiếu HSG dao động trong khoảng 32.000 - 33.000 đồng/cp. Trước thời điểm ông Vũ thực hiện giao dịch, cổ phiếu HSG có màn tăng giá từ 27.600 đồng/CP lên gần 33.000 đồng/cp, tương đương tăng 19% chỉ trong vòng hơn 1 tuần.
HSG: Chủ tịch Lê Phước Vũ bán xong 9,6 triệu cổ phiếu, thu về 300 tỷ đồng |
Ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII |
Mỗi lần thực hiện giao dịch là một lần thị trường "nổi bão", điều này đúng với ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (Mã: CII).
Ngày 20/5, giữa lúc cổ phiếu CII đang đi lên (dao động quanh ngưỡng 40.000 đồng/CP), ông Lê Quốc Bình công bố muốn bán ra gần hết số lượng cổ phiếu đang nắm giữ 2,21 cổ phiếu trên tổng số 2,26 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,1%.
Mục đích giao dịch được công bố là để trả nợ ngân hàng; mua cổ phần CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CEE), góp vốn vào CTCP Đầu tư Tân Tam Mã và đóng tiền nhà Thủ Thiêm.
Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu CII đỏ lửa 4 phiên liên tiếp, thậm chí có quan điểm cho rằng CII đã ghi nhận lợi nhuận “khủng" trong quý I bằng thủ thuật và TGĐ Lê Quốc Bình đang có ý định “úp sọt” nhà đầu tư.
Ngay lập tức CII phải lên tiếng giải thích về sự kiện này, tránh việc các cổ đông hiểu nhầm, ảnh hưởng đến uy tín công ty. Theo CII, ông Bình được bán cổ phiếu để giải quyết nhu cầu cá nhân như các cổ đông nội bộ khác, vấn đề là việc này phải được thực hiện theo đúng trình tự và quy định của pháp luật (như thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định trước khi thực hiện giao dịch…). Do đó, không có chuyện ông Bình “úp sọt” nhà đầu tư.
Ông Lê Quốc Bình đăng ký bán hơn 2,2 triệu cổ phiếu CII sau hơn một năm hứa không giao dịch |