|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Mua bán Bitcoin trái phép trên 'dark web' sắp đạt kỉ lục 1 tỉ USD

07:00 | 05/07/2019
Chia sẻ
Theo một báo cáo của Chainalysis, Bitcoin được sử dụng cho rất nhiều mục đích trên thị trường trực tuyến bất hợp pháp, đang trên đà đạt kỉ lục trong năm nay với hơn một tỉ USD.
1

Ảnh: Getty Images

Theo Bloomberg, mặc dù tỉ lệ giao dịch Bitcoin cho hành vi mua hàng bất hợp pháp đang giảm, khoảng 515 triệu USD đồng tiền kĩ thuật số này đã được sử dụng trên "dark web" (mạng ngầm), Chainalysis cho hay.

Khối lượng Bitcoin trị giá 872 triệu USD đã được sử dụng trong các chi tiêu trên dark web vào năm 2017, tuy nhiên con số này đã giảm vào năm ngoái do giá của Bitcoin đi xuống.

Phát hiện của Chainalysis cảnh báo về rủi ro pháp lí khi tiền ảo ngày càng được tội phạm mạng yêu thích vì tính ẩn danh của nó.

Vào tháng 6 vừa qua, Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính (FATF), một tổ chức liên chính phủ tập trung vào hoạt động chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, đã bắt đầu giám sát các giao dịch Bitcoin.

Cũng trong tháng 6, Cơ quan Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) cũng đã gặp gỡ các công ty có liên quan để trao đổi kinh nghiệm nhằm phát hiện tội phạm rửa tiền thông qua Bitcoin.

Trong số tất cả thị trường bất hợp pháp, Hydra là lớn nhất. Chainalysis tìm ra kết quả trên sau khi kiểm tra giao dịch Bitcoin trên blockchain để phân tích khối lượng đồng tiền ảo được trao đổi trên các trang web này.

Ma túy là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên dark web, bên cạnh thông tin thẻ tín dụng và khiêu dâm trẻ em. Bitcoin là loại tiền điện tử phổ biến nhất được chấp nhận trên thị trường bất hợp pháp, theo sau là đồng Monero.

Mua bán trái phép thông qua Bitcoin tăng về giá trị nhưng tỉ lệ gao dịch của đồng tiền này gắn với các hoạt động bất hợp pháp đang giảm. Chưa đến 1% trong tổng giao dịch bằng Bitcoin trong nửa đầu năm nay là bất hợp pháp, giảm từ mức 7% của năm 2012.

Yên Khê

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.