|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Một ngân hàng điều chỉnh giảm gần 27% kế hoạch lợi nhuận năm 2022

11:04 | 10/01/2023
Chia sẻ
Vietbank thông báo điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận trước thuế giảm gần 27% xuống 800 tỷ đồng, tổng tài sản giảm xuống còn 115.000 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Cụ thể, ngân hàng đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế từ 1.090 tỷ đồng xuống 800 tỷ đồng, giảm 26,6% so với kế hoạch trước đó. Tổng tài sản cũng được điều chỉnh giảm từ 133.000 tỷ đồng xuống 115.000 tỷ đồng, giảm 13,5% so với kế hoạch.

Ngoài ra, Vietbank cũng điều chỉnh tổng huy động khách hàng (gồm giấy tờ có giá) từ 102.000 xuống 84.000 tỷ đồng, giảm 17,6% so với kế hoạch trước đó. Trong khi đó ngân hàng vẫn giữ nguyên tổng dư nợ cho vay là 65.200 tỷ đồng.

Vietbank cũng dự kiến tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2022 ở mức 2,5%, trong khi đó kế hoạch đã giao ban đầu là tỷ lệ nợ xấu dưới mức này.

 (Nguồn: Vietbank)

Ngân hàng cho biết Hội đồng quản trị sẽ báo cáo lại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) về kế hoạch kinh doanh năm 20222 đã được điều chỉnh.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ năm 2022, Vietbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.090 tỷ đồng, tăng 71,4% so với năm 2021; tổng tài sản đạt 133.000 tỷ đồng, tăng 28,7% so với năm 2021, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2,5%.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2022 của Vietbank đạt 536 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện gần 50% kế hoạch năm. Riêng quý III, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt hơn 148 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ.

Tổng thu nhập hoạt động trong 9 tháng đạt 1.740 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, thu dịch vụ thuần đạt gần 82 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tổng huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 70.137 tỷ đồng, tăng 5,1% so với đầu năm.

Cho vay khách hàng đạt 57.415 tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm. Tổng tài sản đạt 109.207 tỷ đồng, tăng 5,6% so với đầu năm; cấu trúc danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng gia tăng tỷ trọng tài sản có sinh lời. 

Huyen Vi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.