Một chiếc ô tô tại Việt Nam được phép sử dụng trong bao nhiêu năm?
Tại Việt Nam, hình ảnh những chiếc ô tô cũ nát và "quá đát" chạy trên đường phố đã không còn hiếm. Nhiều người những tưởng cứ mua ô tô về và chạy trong bao lâu cũng được. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam cũng có quy định cụ thể về niên hạn sử dụng dành cho các loại ô tô.
Theo Nghị định 95/2009/NĐ-CP được ban hành ngày 30/10/2009 thì niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người được quy định như sau:
- Không quá 25 năm với ô tô chở hàng; ô tô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành ô tô chở hàng; ô tô chở hàng chuyển đổi thành ô tô chuyên dùng; và ô tô chuyên dùng, ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành ô tô chở hàng.
- Không quá 20 năm với ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái); và ô tô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).
- Không quá 17 năm với ô tô chở người chuyển đổi công năng, ô tô chở hàng đã chuyển đổi thành ô tô chở người trước ngày 1/1/2002.
- Riêng ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả người lái), ô tô chuyên dùng, xe rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc không có niên hạn sử dụng.
Một chiếc Mercedes-Benz C-Class có năm sản xuất 1996 như này vẫn có thể lưu hành bình thường. |
Niên hạn sử dụng của ô tô quy định tại Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP được tính theo năm, kể từ năm sản xuất của ô tô và xác định căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: Số nhận dạng của xe (số VIN); Số khung của xe; Các tài liệu kỹ thuật (bao gồm Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng hoặc các thông tin của nhà sản xuất); Thông tin trên nhãn mác của nhà sản xuất được gắn hoặc đóng trên ô tô; Hồ sơ lưu trữ như: Giấy chứng nhận chất lượng; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với ô tô sản xuất trong nước; Biên bản kiểm tra hoặc nghiệm thu, Giấy chứng nhận chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ cải tạo đối với ô tô cải tạo; Hồ sơ gốc do cơ quan công an quản lý; Chứng từ nhập khẩu. Ô tô không có ít nhất một trong những tài liệu, hồ sơ, cơ sở nêu trên được coi là hết niên hạn sử dụng.
Đối với các loại ôtô cải tạo hoặc chuyển đổi công năng sử dụng, thời điểm áp dụng niên hạn sẽ được tính từ năm sản xuất đến trước khi chuyển đổi. Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu.
Theo Điểm b Khoản 5, Điểm d Khoản 6, Điều 16 Nghị định số 46/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển ô tô hoặc các loại xe tương tự ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu Đồng, bị tịch thu phương tiện và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Nếu phát hiện ô tô hết niên hạn sử dụng, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản, đình chỉ lưu hành xe, tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe và xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho cơ quan CSGT nơi đã đăng ký xe đó biết để làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
[Video] Audi vẫn riêng một vị thế
Ở phân khúc xe thể thao 2 cửa cỡ nhỏ, Audi TT vẫn là một cái tên "độc" khi không có đối thủ nào thực ... |
Giá ô tô ở Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?
Giá ô tô ở Việt Nam đang cao gấp đôi các nước như Mỹ, Đức hay Australia, và cao gần gấp rưỡi các nước “láng ... |
Triển lãm Mô tô, Xe máy Việt Nam trở lại vào tháng 5 tới
Triển lãm Mô tô, Xe máy Việt Nam lần thứ 2 dự kiến kéo dài từ 5/5 - 7/5 tại Trung tâm Hội trợ và ... |