|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Moody's hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm nhiều ngân hàng Việt xuống 'Tiêu cực'

10:19 | 20/12/2019
Chia sẻ
Việc hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm 18 ngân hàng Việt Nam được Moody's đưa ra sau khi công bố triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Đối với 10 trong số 18 ngân hàng, Moody's đã xác nhận xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi ngoại tệ và nội tệ dài hạn của các ngân hàng, thay đổi triển vọng của các xếp hạng này thành tiêu cực khi xem xét để hạ cấp. 

Trong số 10 ngân hàng, Moody's đã xác nhận đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) và điều chỉnh BCA của 4 ngân hàng, cũng như đánh giá rủi ro đối tác dài hạn (Đánh giá CR) và Xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) của 6 ngân hàng.

Đối với 5 trong 18 ngân hàng, Moody's đã xác nhận xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của các ngân hàng và thay đổi triển vọng về xếp hạng tiền gửi ngoại tệ dài hạn của ngân hàng thành tiêu cực từ xếp hạng để xem xét hạ cấp.

Đồng thời, Moody's cũng đã xác nhận các đánh giá CR và CRR dài hạn của 3 ngân hàng còn lại.

Việc thay đổi xếp hạng là kết luận đánh giá của Moody's đối với 18 ngân hàng được tổ chức này khởi xướng từ ngày 10/10/2019, sau khi Moody's cho biết sẽ cân nhắc hạ bậc triển vọng Việt Nam vào ngày 9/10/2019.

Việc thay đổi xếp hạng hôm nay đối với các ngân hàng là diễn biến kéo theo từ việc  Moody's chính thức hạ bậc triển vọng của Việt Nam về  "Tiêu cực" vào ngày 18/12/2019 và không phản ánh sự suy yếu của hồ sơ tài chính độc lập của các ngân hàng.

18 ngân hàng được Moody's đánh gia lại gồm: 

(1) ABBank

(2) ACB

(3) HDBank

(4) Vietcombank

(5) BIDV

(6) LienVietPostBank

(7) MBBank

(8) Nam A Bank

(9) OCB

(10) SHB

(11) SeABank

(12) TPBank

(13) Agribank

(14) VIB

(15) VietinBank

(16) MSB

(17) VPBank

(18) Techcombank

Đánh giá xếp hạng lần này của Moody's không ảnh hưởng tới triển vọng của Sacombank (Caa1, ổn định, caa2).

Theo Moody's xếp hạng khả năng thanh toán là yếu tố quan trọng để họ đưa ra mức xếp hạng các ngân hàng Việt bởi vì nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ các ngân hàng trong những giai đoạn khó khăn. 

Và theo đánh giá mới đây của tổ chức này, rủi ro chậm thanh toán các khoản nợ của Việt Nam đang tăng lên, đặc biệt đối với một số nghĩa vụ nợ gián tiếp. Moody's cho rằng Chính phủ cần có những biến pháp cụ thể và cần thiệt để cải thiện sự phối hợp giữa các bên và việc quản lí nợ.

Điều gì có thể giúp các ngân hàng tăng mức xếp hạng?

Tuy nhiên, Moody's sẽ khẳng định xếp hạng của 10 ngân hàng với triển vọng ổn định, nếu  xếp hạng chủ quyền của Việt Nam được đưa trở về Ba3 với triển vọng ổn định và không có thay đổi quan trọng đối với sức mạnh tín dụng độc lập của các ngân hàng này.

Ở chiều ngược lại, nếu như xếp hạng tín nhiệm về thanh toán của Việt Nam tiếp tục hạ hoặc suy giảm mạnh về sức mạnh tín nhiệm cơ bản, mức xếp hạng của các ngân hàng này sẽ có thể tiếp tục bị hạ xuống theo.

Đối với tám ngân hàng còn lại, Moody's có thể nâng cấp hoặc hạ cấp xếp hạng dài hạn của họ nếu mức đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của ngân hàng bị thay đổi lên nhờ các yếu tố cơ bản về tín dụng được cải thiện hoặc xấu đi đáng kể.


Ánh Dương

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.