|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Món ăn vặt yêu thích của Nhật Bản tăng giá lần đầu tiên trong hơn 40 năm

22:07 | 27/01/2022
Chia sẻ
Công ty Yaokin Corp, nhà sản xuất bánh phồng ngô Umaibo của Nhật Bản gần đây thông báo sẽ tăng giá bán món ăn vặt "thần kỳ" được yêu thích trong nhiều thập niên qua vì độ giòn và mức giá 10 yen của nó.

Theo các nguồn tin thân cận, Yaokin Corp sẽ tăng giá bán Umaibo thêm 2 yen/gói (0,02 USD/gói) lên 12 yen/gói từ tháng 4/2022 do chi phí cao hơn. Đây cũng là lần đầu tiên Yaokin tăng giá bán món ăn nhẹ, tên có nghĩa là “que ngon” kể từ khi được bán vào năm 1979.

Đây cũng là một lời nhắc nhở với Nhật Bản rằng ngay cả sau nhiều thập niên giảm phát, nước này vẫn không tránh khỏi tình trạng chi phí hàng hóa và vận tải tăng cao. Trong khi giá cả đang tăng mạnh ở phương Tây, các công ty Nhật Bản cho đến nay vẫn khá e dè với việc tăng giá do lo sợ mất khách hàng.

Bà Noriko Eda, 59 tuổi, làm công việc nội trợ, nói với hãng tin Reuters rằng giá Umaibo được giữ nguyên mức giá từ lâu nên việc tăng 2 yen là một vấn đề lớn.

Giống với món bánh phồng phô mai nhưng có hình dạng như một hình trụ, Umaibo có 15 hương vị, từ phô mai đến trứng cá tuyết tẩm gia vị, trong đó súp ngô kem là món bán chạy nhất.

Khoảng 700 triệu que giòn được bán mỗi năm, cả bịch lớn và gói nhỏ. Mức giá rẻ giúp những que Umaibo trở thành món ăn vặt yêu thích của trẻ nhỏ và đối với nhiều người Nhật Bản, món ăn vặt này gợi lại ký ức về tuổi thơ hay về các cửa hàng đồ ngọt trong khu phố.

Ngoài chi phí nguyên liệu thô cao hơn, các công ty Nhật Bản cũng đang chịu sức ép do đồng yen yếu khiến chi phí nhập khẩu tăng. Trước đây, các nhà sản xuất thực phẩm thường phản ứng với việc giá nguyên liệu cao bằng cách giảm gói hàng thay vì tăng giá, một xu hướng được gọi là "shrinkflation" (quá trình các mặt hàng bị thu nhỏ về kích cỡ hoặc số lượng, hoặc thậm chí đôi khi thay đổi công thức hoặc giảm chất lượng trong khi giá của mặt hàng trên vẫn như cũ hoặc tăng thêm). Điều này đã từng được Yaokin thực hiện với Umaibo lần cuối vào năm 2007.

Takeshi Nemoto, người phụ trách mua đồ ăn nhẹ tại cửa hàng đồ ăn nhanh Kawahara Shoten ở Tokyo trong nhiều thập niên, cho biết các nhà sản xuất khác có thể sẽ hành động tương tự khi giá cao hơn.

Các nhà sản xuất cho rằng họ không thể giữ lợi nhuận được nữa nếu không tăng giá bán.

Minh Hằng (Theo Nikkei Asia)

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).