Momo, ViettelPay, ZaloPay và AirPay, ông lớn nào thu ít phí dịch vụ nhất?
Thị trường ví điện tử Việt Nam đang trong giai đoạn "bùng nổ" với sự góp mặt của ngày càng nhiều đơn vị bao gồm cả ngân hàng và các tổ chức không phải ngân hàng.
Tính đến ngày 14/10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép cho 31 tổ chức không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cùng và hơn 40 ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán di động.
Mặc dù có hơn 20 ví điện tử đang hoạt động trên thị trường tuy nhiên sự quan tâm của người dùng đang đổ dồn về 4 "ông lớn" là ví Momo, Viettelpay, Zalopay và Airpay, chiếm hơn 90% lượng thảo luận, theo khảo sát của Buzzmetrics, đơn vị chuyên nghiên cứu và phân tích dữ liệu mạng xã hội.
Hơn nữa, mỗi thương hiệu trong nhóm 4 ví này lại đang được người dùng nhớ đến với những thế mạnh khác biệt.
Ra đời sớm nhất trong nhóm vào năm 2014, ví Momo được nhắc nhiều về các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, mua hàng trên các trang thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến, thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, điện thoại trả sau,…).
Zalopay và Airpay cùng được ra mắt vào năm 2016 nổi bật với những ưu đãi, chiết khẩu khi mua thẻ cào Game Online. Đặt biệt, ví Airpay còn được sử dụng nhiều trong dịch vụ mua đồ ăn trực tuyến.
Trong khi đó, Viettelpay được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 6/2018 là ví điện tử nổi bật với hoạt động chuyển khoản, mua thẻ cào trực tuyến, thanh toán trực tuyến.
Dưới đây là bảng so sánh mức phí của 4 Ví điện tử Momo, Viettelpay, Zalopay và Airpay.
Nội dung: Quốc Thụy - Đồ Họa: Đức Việt