|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Mỗi năm ngành chè phải chịu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng'

20:32 | 28/03/2017
Chia sẻ
TS Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam cho rằng thiệt hại này liên quan đến thể chế nhà nước như quy hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, không thực hiện theo pháp luật.
 

Ngành chè chưa làm được đúng luật tiêu chuẩn và quy chuẩn

Tại diễn đàn Nông nghiệp mùa xuân 2017 với nội dung nâng cao vai trò, vị trí của các hội và hiệp hội trong thể chế phát triển nông nghiệp được tổ chức chiều nay (28/3), ông Nguyễn Hữu Tài cho hay: "Mỗi năm, ngành chè phải chịu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng liên quan đến thể chế nhà nước như quy hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, không thực hiện theo pháp luật".

Cụ thể là ngành chè chưa thực hiện được đúng luật tiêu chuẩn, quy chuẩn về nguyên liệu, cách thức chế biến, tiêu thụ do nhà nước ban hành. "Nguyên nhân là, người sản xuất vẫn còn giữ quan điểm khách hàng cần như thế nào thì chúng tôi đáp ứng như thế", ông Tài nói.

Về tiêu chuẩn thu hái, nếu trước đây, thu hái chè búp tươi là khoảng 20 lá thì nay người sản xuất cắt thoải mái, cắt cả cành, không theo tiêu chuẩn nào.

Trong khi đó quy chuẩn tại nhà máy là phải đủ nguyên liệu, máy móc, vệ sinh an toàn thực phẩm thì chỉ nhà máy lớn đảm bảo làm được còn nhà máy có quy mô nhỏ thì không ai làm và cũng không ai kiểm tra.

moi nam nganh che phai chiu thiet hai khoang 1000 ty dong
"Mỗi năm ngành chè nhỏ bé phải chịu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng", theo TS Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam (Ảnh: Hồng Vũ)

Không chỉ vậy, quy chuẩn là phải có vùng nguyên liệu và vùng nguyên liệu do nước quy hoạch. Hiện nay nhà nước cho xây thoải mái nên công xuất chế biến chè tăng gấp đôi. Theo đó, xảy ra vấn đề, doanh nghiệp đầu tư cho nông dân nhưng khi thu hoạch dân lại bán sản phẩm cho dự án khác với giá rẻ hơn, trong đó có dự án đầu tư của nước ngoài. Kết quả là xảy ra vấn đề cạnh tranh nguyên liệu.

Ngoài ra, ông Tài cho rằng, luật đất đai khó khăn khiến cho nông nghiệp không phát triển được, trong đó có ngành chè. Việc sử dụng đất đai, chuyển nhóm sử dụng đất còn có nhiều bất cập nên việc xây dựng mô hình kiểu mẫu khó thực hiện.

Ngành chè cạnh tranh ngay trong nội bộ

Liên quan đến vấn đề cạnh tranh thị trường, ông Tài cho hay: "Việc cạnh tranh thị trường trong nội bộ ngành mới là cực kỳ khốc liệt bởi trong nước tranh nhau nâng giá nếu được và ở ngoài nước cũng tranh nhau giảm giá. Ví như khi một doanh nghiệp đã đàm phán được giá xuất khẩu là 3 USD thì vài hôm sau doanh nghiệp khác đã hạ thấp xuống khoảng 2 USD thế là mất bạn hàng, trong khi chất lượng chè của các doanh nghiệp là như nhau".

Theo ông Tài, vấn đề thời sự hiện nay trong ngành chè là vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này là do quan hệ sản xuất gây ra chứ không phải do kỹ thuật gây ra. Hiện nay, cả cánh đồng lớn chia mỗi nhà một ô. Trong khi sâu bệnh phá hoại theo vùng sinh thái và mỗi gia đình lại tự có biện pháp xử lý bảo vệ chè của mình. Theo đó, hoạt động độc lập dễ nảy sinh tình trạng lây lan dịch bệnh trên ruộng chè.

"Chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề an toàn thực phẩm nếu không thay đổi quan hệ sản xuất", ông Tài nói.

Liên quan đến xuất nhập khẩu, hiện nay nông sản Việt Nam nói chung và ngành chè nói riêng đều là bán “hàng tư liệu sản xuất” để nước ngoài nhập về chế biến thành “hàng tư liệu tiêu dùng”. Theo đó, tư liệu sản xuất mà nước ngoài nhập về họ cũng sẽ nghiên cứu và quyết định giá mua dựa trên hiệu quả của nguyên liệu. Ngược lại, sản phẩm sau khi chế biến không bị chi phối về giá mà sẽ do sở thích của thị trường quyết định.

Theo ông Tài, việc xuất thô của Việt Nam phải chịu áp lực giá tăng hoặc giảm nhưng nói để chế biến sâu thì chưa làm được. Việc mở kênh phân phối sản phẩm sâu cũng sẽ không dễ dàng vì chi phí cao gấp 3 lần việc mở một nhà máy sản xuất chè trong khi đó nhà nước không hỗ trợ.

Hiện Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa được thế giới ghi nhận là nước sản xuất và xuất khẩu chè hàng đầu, mặc dù đã có tiếng tăm về chè xanh và chè đặc sản.

Ông Tài kết luận, thách thức lớn của ngành chè đang phải đối mặt là phải thay đổi hình ảnh, thay đổi tư duy sản xuất cũng như cần nhà nước thay đổi về mặt thể chế quản lý để doanh nghiệp xuất khẩu và nhà sản xuất có điều kiện phát triển tốt hơn.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hồng Vũ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.