Mỏ Lô B sẽ có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026
Thủ tướng vừa phê duyệt Quy hoạch năng lượng quốc gia 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quy hoạch, có 4 dự án khai thác dầu thô; hai dự án khai thác khí và condensate.
Trong đó, hai dự án khai thác và condensate là Lô B (Bể Mã Lai - Thổ Chu) và Cá Voi Xanh (Bể Sông Hồng) sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2023. Đối với dự án Lô B, dự kiến có dòng khí đầu tiên vào tháng 12/2025 và Cá Voi Xanh vào năm 2028.
Ngoài ra, hai đường ống dẫn khí ngoài khơi từ Lô B - Ô Môn và Mỏ Cá Voi Xanh về bờ sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó, đường dẫn khí từ mỏ Cá Voi Xanh dài 90 - 110 km; còn đường dẫn từ Lô B - Ô Môn dài gấp 3 lần lên 329 km.
Trong quy hoạch còn đề cập đến việc mở rộng công suất kho LNG Thị Vải trong giai đoạn 2021 -2030 lên triệu tấn/năm nhằm cấp khí cho nhà máy điện long I, II và các hộ tiêu thụ khí khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong quy hoạch điện VIII, có 11 dự án kho LNG kèm theo nhà máy điện sử dụng nhiên liệu này, hầu hết được triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được yêu cầu tăng cường huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm dầu khí.
Bên cạnh đó, tập đoàn phối hợp với các nhà thầu dầu khi để có phương án tối ưu các nguồn dầu khí từ các mỏ Lô B, Cá Voi Xanh,…cũng như các dự án cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực dầu khí đã được quy hoạch bao gồm dự án kho cảng nhập khẩu LNG.
Ngoài ra, tập đoàn cũng được giao tăng cường tìm kiếm thăm dò các các nguồn dầu và khí cung cấp cho các ngành công nghiệp. Nghiên cứu, khảo sát các điều kiện phát triển điện gió ngoài khơi, sẵn sàng triển khai khi cá cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư.
Trước đó, hồi cuối tháng 3, Tập đoàn đầu tư Mitsui của Nhật Bản tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ yên (560 triệu USD) cho dự án Lô B - Ô Môn, theo Nikkei Asia.
Chuỗi dự án khí Lô B (gồm các khâu thượng nguồn (nhà máy khí), đường ống và hạ nguồn (nhà máy điện)) có tổng vốn đầu tư trên 10 tỷ USD. Khí tự nhiên từ Lô B sẽ cung cấp cho 4 nhà máy điện gồm Ô Môn I, II, III và IV trên 20 năm. Khi đi vào vận hành, các nhà máy điện Ô Môn này sẽ cung cấp điện với tổng công suất khoảng 3.800 MW, đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng quốc gia.