|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Michael Kors thâu tóm hãng giày xa xỉ Jimmy Choo với giá 1,2 tỷ USD

11:31 | 26/07/2017
Chia sẻ
Jimmy Choo nổi tiếng đình đám bởi sản phẩm gót giày cao ngất, với những khách hàng như Công Nương Diana hay siêu mẫu Kendall Jenner. 

Nhà bán lẻ của Mỹ Michael Kors (KORS.N) đã đồng ý mua lại hãng sản xuất giày xã xỉ Jimmy Choo (CHOO.L) với giá 1,2 tỷ USD, Reuters đưa tin.

Đây được xem là thương vụ thâu tóm Công ty Anh Quốc, nơi nổi tiếng đình đám bởi sản phẩm gót giày cao ngất, với những khách hàng như Công nương Diana hay siêu mẫu Kendall Jenner.

Bước đi này đến từ hai tháng sau khi hãng sản xuất túi xách đối thủ Coach (COH.N) bất ngờ mua thương hiệu thời trang kì dị Kate Spade & Co (KATE.N), khi những công ty thời trang xa xỉ đi tìm kiếm những thị trường và cơ sở khách hàng mới nhằm thúc đẩy doanh số đang sụt giảm.

michael kors thau tom hang giay xa xi jimmy choo voi gia 12 ty usd
(Ảnh: Arnd Wiegmann/File Photo).

Được thành lập bởi người thợ đóng giày Jimmy Choo từ những năm 1990, công ty có 3/4 doanh số đến từ bán giày và gần 150 cửa hàng bán lẻ do công ty điều hành trên khắp thế giới.

Thành tích mạnh mẽ này trái ngược với hãng Kors, khi mất đến 65% giá trị thị trường kể từ năm 2014 do sự cạnh tranh gay gắt và sụt giảm khách hàng ở những cửa hàng bán lẻ cao cấp.

Cổ phiếu của Michael Kors rớt giá 1,2% trong phiên giao dịch sáng thứ Ba trên Sàn Giao Dịch Chứng Khoán New York. Trong khi đó, cổ phiếu của Jimmy Choo tăng 17% lên 288 bảng Anh vào lúc 15h10 GMT.

Jimmy Choo sẽ giúp Kors mở rộng danh mục giày từ 11% lên 17% trong tổng doanh số, Kors cho hay trong một cuộc họp trực tuyến.

Nhà làm giày có tiềm năng đột phá mức doanh số hàng năm 1 tỷ USD khi mở thêm những cửa hàng ở Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, người điều hành của Kors John Idol nói. Tuy nhiên tiến độ của việc mở rộng sẽ được cân nhắc, John nói. Một trong những lý do sụt giảm nhu cầu túi xách của Kors là bởi công ty đã mở rộng quá nhanh, khiến cho thương hiệu quá phổ thông.

Tuy Michael Kors đã cố gắng ngăn sự sụt giảm doanh số bằng cách mở rộng sang váy, trang phục nam và thương mại điện tử. Hãng cho hay, trong tháng Năm doanh số của những cửa hàng thành lập hơn một năm qua đã sụt giảm 14% trong quý tài chính thứ tư.

“Chúng tôi coi trọng mục tiêu xét đến nền tảng tài chính chắc chắn, định vị sang trọng thời thượng, và dẫn đầu về giày dép.”, người phân tích Jefferies viết trong bản ghi chú môi giới.

Kors sẽ trả khoản tiền cao hơn 36,5% so với giá đóng cửa của Jimmy Choo trước khi được mang ra bán.

Chiến lược đa thương hiệu

Nhà phân tích của Berenberg Zuzanna Pusz nói rằng những thương vụ của Kors và Coach cho thấy những công ty Mỹ đang theo đuổi chiến lược đa thương hiệu được sinh ra ở Châu Âu, nơi tiền chảy từ thương hiệu lớn sẽ được tái đầu tư vào thương hiệu nhỏ nhưng phát triển nhanh hơn.

Pusz nói rằng đây có thể là bước đi hợp lý trong dài hạn, với cuộc cạnh tranh dường như như sẽ sớm suy giảm.

Những công ty như Kering SA (PRTP.PA) đã từng thực thi chiến lược đa thương hiệu nhằm tăng doanh số. Kering mua những thương hiệu gồm Gucci, Yves Saint Laurent và Alexander McQueen.

Jimmy Choo đã đưa ra để nghị bán trong tháng Tư sau khi cổ đông lớn JAB -thuộc gia đình tỷ phú Đức Reimann, nhận thấy công ty dự định thay đổi tập trung vào hàng tiêu dùng.

Jimmy Choo sẽ tiếp tục ban điều hành cũ, bao gồm Giám đốc Sáng tạo Sandra Choi, người gia nhập công ty từ những ngày khởi đầu.

Goldman Sachs và JP Morgan đại diện cho Michael Kors trong thương vụ, trong khi Merrill Lynch, Citigroup, Liberum và RBC Europe đại diện cho Jimmy Choo.

Ánh Dương