|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

May Lê Trực tố Hà Nội phá vỡ cam kết cho DN đổi đất để được duyệt quy hoạch dự án 8B Lê Trực

10:12 | 30/08/2017
Chia sẻ
Thành phố Hà Nội từng cam kết phê duyệt quy hoạch công trình 8B Lê Trực có quy mô cao 69,1m và 20 tầng, đổi lại công ty May Lê Trực bàn giao cho thành phố 1.941 m2 đất để mở đường Trần Phú kéo dài mà không yêu cầu đền bù. Nhưng sau đó công ty lại bị hồi tố, yêu cầu phải điều chỉnh công trình xuống 18 tầng và cao 53m.
may le truc to ha noi pha vo cam ket cho dn doi dat de duoc duyet quy hoach du an 8b le truc
Hà Nội từng duyệt quy hoạch nhà 8B Lê Trực có quy mô cao 69,1m và 20 tầng, nhưng sau đó lại yêu cầu CĐT phải điều chỉnh công trình xuống 18 tầng và cao 53m. (Ảnh: Lao động)

May Lê Trực khởi kiện UBND quận Ba Đình mà chưa được phản hồi

Tại buổi tiếp xúc với báo chí chiều 29/8/2017, đại diện Công ty cổ phần (CTCP) May Lê Trực kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo dừng việc phá dỡ công trình giai đoạn 2, bồi thường thiệt hại cho người mua nhà và chủ đầu tư (CĐT) do những quyết định hành chính ban hành sai quy định gây ra trong thời gian qua.

Đến nay đã 11 năm kể từ khi công trình 8B Lê Trực làm thủ tục đầu tư năm 2006 (khởi công năm 2010 và 3 năm tổ chức phá dỡ khi công trình hoàn thiện), tòa nhà vẫn bỏ không, không thể đưa vào khai thác sử dụng do bị cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội phong tỏa.

“Việc này xâm hại đến quyền lợi chính đáng của cả người mua nhà và doanh nghiệp, trong khi CĐT phải chịu trách nhiệm với khách hàng. Chúng tôi đã kêu cứu, thậm chí bất đắc dĩ là phải khởi kiện UBND quận Ba Đình, nhưng tròn 1 năm kể từ khi tòa thụ lý rồi mà vẫn chưa có ý kiến gì với doanh nghiệp”, ông Lê Văn Hùng, Phó Tổng Giám đốc CTCP May Lê Trực cho biết.

Phía doanh nghiệp khẳng định: công trình 8B Lê Trực được xây dựng phù hợp với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 do UBND thành phố phê duyệt. Việc xử lý của cơ quan chức năng “không đúng quy định” khi không căn cứ vào Quy hoạch chi tiết mà chỉ căn cứ vào riêng Giấy phép xây dựng, trong khi giấy phép này không đúng Quy hoạch chi tiết đã được duyệt và Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam về nhà ở cao tầng.

Năm 2008, UBND TP phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án với chiều cao công trình tối đa là 70m và cụm hỗn hợp cao 17 tầng, khối đế 5 tầng (chưa tính 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái - tổng cao 20 tầng). Năm 2009, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội chấp thuận Quy hoạch tổng thể mặt bằng 1/500 và Phương án thiết kế kiến trúc (công trình cao 69,1m, gồm 20 tầng); Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản thẩm định Thiết kế cơ sở công trình...

Khi công trình đang thi công dở xong 4 tầng hầm đến cos 0,00m thì bị hồi tố, yêu cầu buộc phải điều chỉnh xuống 18 tầng, chiều cao công trình 53m. Việc hồi tố này là trái quy định và chưa thực hiện bồi thường thiệt hại cho CĐT, phía công ty May Lê Trực nhận định.

Quy hoạch chi tiết 1/500 là quy hoạch duy nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đến nay vẫn đang có hiệu lực pháp luật thi hành. Theo Luật Quy hoạch đô thị thì “Đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng”.

Tuy nhiên, năm 2014 Sở Xây dựng lại cấp Giấy phép xây dựng số 11 cho công trình không đúng với Quy hoạch chi tiết đã được duyệt và Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam với chiều cao công trình là 53m và 18 tầng nổi. Theo tính toán, nếu áp dụng chỉ tiêu quy hoạch mới thì chiều cao trung bình của các tầng không đủ để đưa vào sử dụng theo tiêu chuẩn quy định (đều nhỏ hơn 3m).

Ngoài ra, công trình nhà 8B Lê Trực còn thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng. Thành phố cũng từng cam kết phê duyệt quy hoạch công trình có quy mô cao 69,1m và 20 tầng, đổi lại doanh nghiệp bàn giao cho thành phố 1.941 m2 đất để mở đường Trần Phú kéo dài mà không yêu cầu đến bù. Vì vậy, việc CĐT bị hồi tố là không đúng với Quy hoạch chi tiết 1/500 đã duyệt, không nhất quán trong chính sách đầu tư và không thực hiện đúng cam kết giưuã cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp.

Khi được hỏi rằng tại sao doanh nghiệp không phản hồi ngay khi bị hồi tố, bị cấp giấy phép xây dựng khác với Quy hoạch chi tiết được duyệt, ông Hùng nói là “để cho êm chuyện, không muốn lùm xùm ra ngoài, nhưng hiện nay vì quá bức xúc nên phải lên tiếng".

Phá dỡ giật cấp ảnh hưởng đến tuổi thọ tòa nhà

Theo ý kiến chuyên gia, hệ kết cấu chịu lực chính của công trình được thiết kế là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối, liên kết chặt chẽ tạo thành một hệ thống khung không gian ổn định đối xứng. Việc phá dỡ công trình sẽ khiến kết cấu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn trước tác động của các loại tải trọng (động đất, rung chấn) nếu cục bộ một cấu kiện hay bộ phần nào mất khả năng chịu lực hoặc biến dạng và chuyển vị.

Hiện nay, tòa nhà 8B Lê trực cơ bản đã bị cưỡng chế “cắt” xong tầng 19, nhưng nhưng để hạ các tầng tiếp theo (từ tầng 14 - 18) thì CĐT và thành phố Hà Nội đang trình phương án kỹ thuật vì các tầng này đều có giật cấp vào. Bộ Xây dựng đang mời nhà khoa học xem cắt tầng thì có đảm bảo cho dân ở hay không, hoặc trình phương án khác. Trong quá trình “cắt ngọn” toà nhà, CĐT vẫn gây nhiều khó khăn dù phường, quận trực tiếp đứng ra thực hiện cưỡng chế.

Cụ thể, ngày 24/10/2016, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã có văn bản gửi Tập đoàn Phương Bắc (đơn vị phá dỡ giai đoạn 1 công trình) nêu: “Việc thiết kế phá dỡ phức tạp nhất là phá dỡ phần giật cấp theo thiết kế, đặc biệt là phần giật cấp 2m46 về phía Bắc là hết sức phức tạp phải xử lý hệ cột dầm mới do bị thay đổi tính toán chịu lực...”.

Đến ngày 27/10/2016, Tập đoàn Phương Bắc cũng khẳng định trong báo cáo gửi Thủ tướng và các Phó Thủ tướng: “Do tính chất phức tạp về kiến trúc và kết cấu của tòa nhà nên việc đưa ra biện pháo phá dỡ giai đoạn 2 rất khó khăn. Cụ thể, phá dỡ phần giật cấp của tòa nhà sẽ phải bỏ hầu như các cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà”.

Đại diện công ty May Lê Trực khẳng định: việc tiếp tục phá dỡ công trình sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho kết cấu và tuổi thọ của công trình, công trình có thể nghiêng hoặc đổ sập bất cứ lúc nào.

Mới đây vào sáng ngày 16/8, hàng chục hộ dân mua nhà tại dự án 8B Lê Trực đã xuống đường căng băng rôn, khẩu hiệu, đồng thời gửi đơn kêu cứu đến Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND thành phố… Những người dân này đã nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng xin sớm được xử lý dứt điểm vụ việc sai phạm tại tòa nhà để dân sớm được nhận nhà nhưng không được phúc đáp.

Về vấn đề này, đại diện Ban Quản lý dự án toà nhà 8B Lê Trực cho biết, CĐT đã bàn giao nhà cho các hộ dân từ cuối năm 2015 nhưng phía chính quyền chưa tạo điều kiện, có tổ bảo vệ ngăn không cho cư dân vào ở.

may le truc to ha noi pha vo cam ket cho dn doi dat de duoc duyet quy hoach du an 8b le truc Người mua nhà tại dự án 8B Lê Trực: Đội mưa 'đòi nhà'

Sáng ngày 16/8, sau nhiều lần gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng nhưng không được phúc đáp, hàng chục hộ dân ...

may le truc to ha noi pha vo cam ket cho dn doi dat de duoc duyet quy hoach du an 8b le truc Sai phạm tại công trình 8B Lê Trực: 'Cắt ngọn' có ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà?

Công ty cổ phần Tập Đoàn Phương Bắc mới đây đã có đơn gửi các cơ quan chức năng bày tỏ ý kiến quan ngại ...

may le truc to ha noi pha vo cam ket cho dn doi dat de duoc duyet quy hoach du an 8b le truc Đề xuất dừng phá dỡ giai đoạn 2 công trình 8B Lê Trực

Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Bắc đã tiếp tục có công văn đề nghị dừng phá dỡ giai đoạn 2 công trình xây ...

may le truc to ha noi pha vo cam ket cho dn doi dat de duoc duyet quy hoach du an 8b le truc Vì sao Tập đoàn Phương Bắc xin dừng phá dỡ giai đoạn 2 toà nhà sai phép 8B Lê Trực

Tập đoàn Phương Bắc vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội đề nghị dừng thi công phá dỡ giai đoạn 2 và ...

Linh Lê