Máy bay, du thuyền, ô tô trên 1,5 tỷ có thể bị đánh thuế tài sản tới 0,4%
Bộ Tài chính rút đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai trở đi | |
Nhà trên 700 triệu đồng có thể bị đánh thuế tài sản 0,3 – 0,4%, ngân sách thu về ít nhất 22.700 tỷ | |
Thuế tài sản: Đánh sao cho trúng? |
Theo Tờ trình về Đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế Tài sản và Dự thảo Luật Thuế Tài sản Bộ Tài chính vừa mới đưa ra, bên cạnh đất ở, nhà ở, đất kinh doanh, dịch vụ thì tàu bay, du thuyền và ô tô có giá trị trên 1,5 tỷ đồng cũng sẽ bị đánh thuế.
Theo đó, Bộ tài chính đưa ra phương án đánh thuế tài sản đối với tàu bay, du thuyền, ô tô có giá trị từ 1,5 tỷ đồng trở lên là 0,3% hoặc 0,4%.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Đối với tài sản mới, giá tính thuế là giá trị tại thời điểm tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
Đối với máy bay, du thuyền, ô tô đã qua sử dụng, giá tính thuế được xác định bằng giá trị tài sản với tỉ lệ % chất lượng còn lại của tài sản mới, nhân với tỉ lệ % chất lượng còn lại của tài sản do UBND cấp tỉnh ban hành theo thời gian sử dụng tại thời điểm tính thuế.
Với cách tính thuế tài sản trên, chẳng hạn một chiếc ô tô có giá trị 2,5 tỷ đồng thì phần vượt 1,5 tỷ đồng sẽ là phần giá trị bị đánh thuế. Vậy với chiếc ô tô này thì phần giá trị bị đánh thuế là phần giá trị 1 tỷ đồng, với thuế suất 0,3 – 0,4%, tương đương 3 – 4 triệu đồng.
Như vậy, nếu Luật Thuế Tài sản trên được thông qua thì người mua ô tô giá trị 2,5 tỷ đồng sẽ phải nộp 3 hoặc 4 triệu đồng tiền thuế.
Tuy nhiên, ngoài phương án thu thuế suất 0,3 hoặc 0,4% đối với tàu bày, du thuyền, ô tô có giá trị trên 1,5 tỷ đồng, Bộ Tài chính cũng để thêm một phương án khác, đó là không đánh thuế tài sản đối với tàu bay, du thuyền, ô tô.
Lý do có thêm phương án này, theo Bộ Tài chính, là vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy hiện chỉ có 3 nước đánh thuế tài sản đối với động sản bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện (trong đó có ô tô, tàu bay, tàu thuyền) là Hàn Quốc, Kazakhstan và Bolivia. Trong đó, Hàn Quốc chỉ đánh thuế đối với tàu bay, du thuyền.