Malaysia buộc phải trả nghi phạm và thi thể nạn nhân cho Triều Tiên
Hyon Kwang Song, bí thứ thứ hai của đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur, và Kim Uk Il, nhân viên của hàng không quốc gia Triều Tiên, đến sân bay quốc tế Bắc Kinh để lên chuyến bay quay về Triều Tiên. Nguồn: Reuters. |
Nghi phạm Indonesia luyện ám sát công dân Triều Tiên như thế nào? | |
Luật sư bào chữa cho Đoàn Thị Hương: 'Tôi tin Hương vô tội' | |
Việt Nam phối hợp với Malaysia điều tra vụ sát hại công dân Triều Tiên |
Cảnh sát Malaysia đã thẩm vấn ba đối tượng trước khi cho phép họ trở về nước. Cuộc thẩm vấn dựa trên thông tin trước đó các quan chức Mỹ và Hàn Quốc nghi ngờ rằng vụ ám sát này do Triều Tiên ra lệnh.
Cảnh sát trưởng Khalid Abu Bakar trả lời báo giới tại thủ đô Kuala Lumpur rằng không có đủ chứng cứ để giam giữ ba người này. Ông nói: “Chúng tôi đã lấy tất cả những thông tin chúng tôi cần. Họ đều hợp tác với chúng tôi và sẽ được cho phép rời khỏi đây”.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Lu Kang cho biết thi thể của nạn nhân bị sát hại tại Malaysia cùng với những công dân Triều Tiên có “liên quan” đã được trả về Triều Tiên thông qua Bắc Kinh.
Cơ quan chức năng Malaysia đã trả lại thi thể của Kim Jong Nam vào ngày 30/3 với thỏa thuận đảm bảo phóng thích 9 công dân Malaysia bị giữ ở Pyongyang, sau những xung đột ngoại giao giữa hai nước.
Truyền thông Nhật Bản cho biết, Hyon Kwang Song, bí thư thứ hai của đại sứ quán Triều Tiên tại Kuala Lumpur, và Kim Uk Il, nhân viên của hãng hàng không quốc gia North Korean, đã ở trên chuyên bay từ Kuala Lumpur sang Bắc Kinh.
Cảnh sát trưởng đã xác nhận rằng họ rời đi cùng với Ri Ji U, được biết đến với tên James. Trước đó, cả 3 người đã cùng trốn trong đại sứ quán Triều Tiên ở Kuala Lumpur.
Các công tố viên Malaysia đã tuyên án hai phụ nữ, một người Indonesia và một người Việt Nam, tội giết hại người được cho là Kim Jong Nam. Tuy nhiên, Mỹ và Hàn Quốc cho rằng họ chỉ là quân cờ trong kế hoạch của Triều Tiên.
Cảnh sát tin rằng bốn người Triều Tiên bay khỏi Malaysia vào cùng ngày với vụ ám sát và một người nữa đã bị bắt giam trong vòng 1 tuần trước khi được thả ra vì thiếu chứng cứ.
Tức giận vị bị cáo buộc, Triều Tiên đã ban hành lệnh cấm rời khỏi nước này đối với Malaysia trong tháng 3, khiến 3 nhà ngoại giao và 6 thành viên gia đình đã bị giữ lại ở Pyongyang.
Malaysia sau đó cũng ban hành lệnh cấm đối với các quan chức ngoại giao của Triều Tiên, tuy nhiên không còn lựa chọn nào ngoài việc chấp thuận đề nghị trao trả thi thể nạn nhân và đảm bảo cho 3 công dân Triều Tiên trốn trong đại sứ quan rời đi an toàn.
"Người chiến thắng"
Dù vậy, Malaysia sẽ không cắt đứt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên vì điều này, Thủ tướng Najib Razak phát biểu trong chuyến công du tới Ấn Độ.
Ông nói với phóng viên ở phía nam thành phố Chennai rằng: “Chúng tôi hy họng sẽ không tạo ra sự vụ như thế này lần nữa. Đây sẽ là nguyên nhân đe dọa đến mối quan hệ giữa hai quốc gia”.
Hôm 30/3, ông Najib công bố sẽ trao trả thi thể, nhưng không đề cập đến tên của nạn nhân.
Triều Tiên vẫn khẳng định rằng thi thể đó không phải là Kim Jong Nam, mà là Kim Chol, tên của nạn nhân trong hộ chiếu.
Cảnh sát Malaysia đã sử dụng DNA để nhận dạng nạn nhân là Kim Jong Nam. Cảnh sát trưởng Khalid nói rằng đại sứ quán Triều Tiên đầu tiên đã xác nhận danh tính nạn nhân, nhưng đã thay đổi quan điểm ngay hôm sau.
Cuộc trao đổi này đã kết thúc cuộc xung đột ngoại giao kéo dài gần 7 tuần.
Ông Andrei Lankov, chuyên gia nghiên cứu về Triều Tiên ở đại học Kookmin ở Seoul, nhận định: “Đây rõ ràng là một chiến thắng cho Triều Tiên. Tôi đoán Malaysia quyết định không liên quan quá sâu đến những toan tính nội bộ của quốc gia này, và muốn đưa công dân của họ trở về nước”.
9 công dân người Malaysia bị giữ ở Pyongyang đã về đến Malaysia vào rạng sáng ngày 31/3 trên chuyến bay được điều khiển bởi không quân Malaysia.
Ông Mohd Nor Azrin Md Zain, môt trong số nhà ngoại giao quay trở về, nói rằng đó là khoảng thời gian vô cùng căng thẳng, nhưng họ cũng không bị các nhà cầm quyền Triều Tiên “đặc biệt quấy rồi”.
Tuy nhiên, sau sự kiện này, Triều Tiên có lẽ sẽ mất đi một người bạn mới.
Nhà cựu ngoại giao Malaysia, ông Dennis Ignatius nói: “Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai nước sẽ ở tình trạng đóng băng trong một thời gian rất dài”.