Liên quan tới đề xuất đánh thuế tài sản, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, mức thuế nên tính lũy tiến trong khoảng từ 0,1% đến 0,5% cho tất cả mọi loại nhà ở, chỉ xét miễn thuế cho các chủ sở hữu tàn tật hoặc là trẻ mồ côi.
Có 174/193 nước trên thế giới thực hiện thu thuế tài sản, trong khi tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét, cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tài sản.
Bộ Tài chính vừa công bố cách tính thuế tài sản (nộp hàng năm) dự kiến với một căn hộ chung cư trong các trường hợp cụ thể (căn hộ chung cư mới hoặc căn hộ đã qua sử dụng).
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3543/VPCP-PL truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tài sản.
HoREA cho rằng việc đề xuất áp dụng mức thuế suất 0,4% đối với đất ở, đất xây dựng nhà chung cư, nhà ở trên 700 triệu đồng cao hơn 13 lần so với thuế suất đang áp dụng hiện nay sẽ trở thành gánh nặng cho người sở hữu nhà ở thuộc diện chịu thuế.
Theo các chuyên gia và DN BĐS, việc đánh thuế nhà trên 700 triệu đồng là mâu thuẫn với chính sách cho vay ưu đãi mua nhà ở thương mại giá rẻ của Nhà nước. Không những vậy, việc này còn khiến nguồn cầu giảm, thị trường chung cư kém hấp dẫn bởi khó lách giá hơn so với mua nhà đất...
Chuyên gia tài chính cho rằng, đây là thuế quan trọng, cần phải thực hiện để đáp ứng công bằng cho mọi người dân (70% là người thu nhập trung bình và nghèo) và phát triển cho quốc gia và an sinh xã hội. Ở các nước phát triển, đó là nguồn thuế ổn định và lớn để ngân sách chi cho phát triển hạ tầng và an sinh xã hội.
Với cách tính thuế tài sản này, một chiếc ô tô có giá trị 2,5 tỷ đồng thì phần vượt 1,5 tỷ đồng (là 1 tỷ đồng) sẽ là phần giá trị bị đánh thuế với thuế suất 0,3 – 0,4%, tương đương 3 – 4 triệu đồng.
Năm 2024 khép lại với nhiều dấu ấn đậm nét. Nền kinh tế dần phục hồi và mở ra tiềm năng phát triển các lĩnh vực mới như công nghệ bán dẫn với sự đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.