|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lời tự thú của một phi công (Phần 2)

19:00 | 03/06/2018
Chia sẻ
Từ thu nhập “khủng” đến những cú hạ cánh khẩn cấp, các phi công đã tiết lộ nhiều bí mật thú vị về nghề “bay”.
loi tu thu cua mot phi cong phan 2 Phi công tố cáo VietnamAirlines khai khống bảng lương
loi tu thu cua mot phi cong phan 2 Ngành hàng không dân dụng thế giới sẽ cần hơn 600.000 phi công

Hành khách có thể không được biết sự thật

“Chúng tôi nói với hành khách điều họ cần biết. Chúng tôi không nói với họ những điều khiến họ sợ hãi.Vì thế các bạn sẽ không bao giờ nghe tôi nói ‘Thưa quý khách, chúng ta vừa gặp một lỗi động cơ’, cho dù đó là sự thật”, phi công về hưu Jim Tilmon của hãng American Airlines nói với Reader’s Digest vào năm 2013.

Phi công Patrick Smith nói thêm, “Thành thật về từng vấn đề nhỏ nhặt chỉ gây lo sợ không cần thiết, đó là chưa tính đến việc thêm thắt vào câu chuyện”.

Đừng hốt hoảng nếu nghe một thông báo rùng rợn

Dù các phi công sẽ cố hết sức để không gây hoảng loạn, đôi khi họ cũng lực bất tòng tâm. Năm ngoái, một cơ trưởng của hãng Ryanair (Ireland) đã thốt lên “Có băng trên cánh máy bay và chúng tôi không muốn chết”. Năm 2014, phi công của hãng Monarch Airlines (Anh) thông báo với hành khách một lỗi kỹ thuật có thể dẫn họ đến “mồ chôn đầy nước”. Độc giả của Telegraph Travel cũng từng nghe những thông báo vô ý khác như:

“Kính thưa quý khách, chúng ta sẽ hạ cánh ngoài dự kiến và hạ cánh dốc xuống sân bay Tampere, máy bay đang cháy, xin cám ơn”.

“Kính thưa quý khách, máy bay vừa bị sét đánh”.

“Kính thưa quý khách, đám mây bão lớn nhất mà tôi từng thấy đang hình thành. Vui lòng thắt dây an toàn. Phi hành đoàn, xếp gọn các vật dụng dễ rơi và về chỗ ngồi”.

“Xin chào. Quý khách có thể thấy bầu trời khá tối và gió đang thổi ngược về phía chúng ta. Chúng ta buộc phải nâng độ cao khẩn cấp ra khỏi đây, việc đó sẽ khó khăn nhưng hãy ngồi yên trên ghế, giờ là tối thứ Sáu và tôi phải đi dự đám cưới. Hết thông báo”.

loi tu thu cua mot phi cong phan 2
Những thông báo vô ý của phi hành đoàn chỉ khiến hành khách hoảng loạn. Nguồn: Getty Images.

Phi công chịu áp lực nạp càng ít nhiên liệu càng tốt

Các hãng hàng không sẽ chối cãi điều này nhưng báo cáo của Reader’s Digest vào năm 2013 đã chứng minh đó là sự thật.

“Tôi liên tục chịu áp lực phải mang ít nhiên liệu hơn mức mà tôi cảm thấy yên tâm. Các hãng hàng không lúc nào cũng chăm chăm vào lợi nhuận và bạn sẽ tốn thêm nhiên liệu nếu chở thêm nhiên liệu. Đôi khi, nếu bạn chỉ mang vừa đủ nhiên liệu nhưng lại gặp bão hoặc hoãn chuyến, thế là bạn sẽ hết xăng bất ngờ và phải chuyển hướng đến một sân bay khác”, một phi công cho biết.

loi tu thu cua mot phi cong phan 2
Nhiên liệu là chi phí lớn nhất của các hãng hàng không nên phi công được yêu cầu chở càng ít nhiên liệu càng tốt. Nguồn: Toby Melville.

Hạ cánh khẩn cấp không hiếm như bạn nghĩ

Số liệu công bố hồi năm ngoái cho thấy chỉ riêng sân bay Heathrow (London, Anh) ghi nhận trung bình một lần hạ cánh khẩn cấp mỗi tuần và có tổng cộng 266 lần hạ cánh khẩn cấp từ năm 2009 – 2013.

‘Trời đánh’ là chuyện bình thường

Theo phi công Patrick Smith, “Các máy bay bị sét đánh thường xuyên hơn bạn nghĩ – mỗi máy bay bị sét đánh trung bình một lần mỗi 2 – 3 năm và chúng được thiết kế để thích ứng. Năng lượng sét không thể đi xuyên vào khoang hành khách, nó đã bị lớp vỏ nhôm của máy bay vô hiệu hóa. Đôi khi cũng có thiệt hại bên ngoài hoặc ảnh hưởng nhỏ đến hệ thống điện của máy bay, nhưng thông thường một cú sét đánh để lại ít hoặc không dấu vết nào”.

Các hãng hàng không ‘hô biến’ thời gian bay

Dù các hãng hàng không chối cãi, đây là điều mà một phi công của hãng AirTran Airways (Mỹ) xác nhận với Reader's Digest. “Đó không phải tưởng tượng: Các hãng hàng không thật sự đã điều chỉnh thời gian đến để có lịch sử đúng giờ bay tốt hơn. Vì thế họ sẽ thông báo chuyến bay kéo dài 2 giờ nhưng thật ra chỉ có 1 giờ 45 phút”, vị phi công cho biết.

Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh điều này. Nghiên cứu cho thấy thời gian bay đã tăng trong những năm gần đây. Với chuyến bay từ sân bay Heathrow (London) đến Edinburgh, mỗi chuyến bay được phân bổ tối đa 75 phút vào năm 1996, nhưng đến năm 2015, đa số các hãng hàng không đều công bố thời gian bay là 85 phút. Thủ thuật này được gọi là “đệm lịch bay”.

Một cú hạ cánh tốt cho thấy kỹ năng của phi công

Đó là nhận định của cựu phi công Joe D’Eon. “Vì thế, nếu bạn muốn nói lời khen ngợi với phi công khi xuống máy bay, hãy nói ‘Hạ cánh hay lắm!’. Chúng tôi rất cảm kích”, ông chia sẻ.

loi tu thu cua mot phi cong phan 2
Hạ cánh tốt thể hiện kỹ năng của phi công. Nguồn: Alamy.

Xem thêm

Trường Giang